1. Tầm quan trọng của Chỉ số ISM sản xuất
Chỉ số ISM sản xuất của một nước có được từ cuộc khảo sát về tình hình sử dụng lao động, sản xuất, đơn đặt hàng, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào và tình hình lưu kho của hơn 300 hãng sản xuất. Chỉ số tổng hợp từ việc phân tích các yếu tố này cho thấy được tình hình hiện tại của quốc gia đó, nếu chỉ số này cao hơn 50% cho thấy khu vực sản xuất của quốc gia đó đang mở rộng và ngược lại.
Chỉ số này là một dữ liệu kinh tế quan trọng các nhà đầu tư cần theo dõi khi đánh giá nền kinh tế và sức hấp dẫn của các kênh đầu tư tại một giai đoạn nhất định. Cụ thể, nếu như chỉ số ISM khả quan, cho thấy lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực sản xuất tăng cao, cổ phiếu của các công ty này cũng sẽ tăng giá. Ngược lại, thị trường trái phiếu lại ưa chuộng một sự phát triển ổn định, nên thị trường này sẽ trở nên rất nhạy cảm nếu chỉ số ISM cao cho thấy nền kinh tế đang phát triển nhanh và có những dấu hiệu lạm phát gia tăng.
Chỉ số sản xuất ISM cung cấp chi tiết về tình hình ngành sản xuất của một quốc gia, và vì đây là một lĩnh vực thường chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế, khi chỉ số này được công bố, nó thường có những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường. Đây cũng là một chỉ số mà Cục dự trữ liên bang Mỹ quan tâm theo dõi nhằm nắm bắt thông tin nền kinh tế để đưa ra mức lãi suất phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
2. Tại sao phải theo dõi chỉ số giá tiêu dùng CPI?
Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số về giá hàng hóa và dịch vụ được mua chủ yếu bởi người tiêu dùng thành phố. Chỉ số giá tiêu dùng thường được viết tắt là CPI, do Cục Thống kê Lao động khảo sát và công bố hàng tháng, sử dụng số liệu giá cả từ cuộc khảo sát tỉ mỉ 25 ngàn cửa hàng bán lẻ và số liệu từ Khảo sát chi tiêu tiêu dùng.
CPI là một trong những chỉ số giá kinh tế vĩ mô được công nhận rộng rãi nhất, chỉ đứng sau chỉ số Dow Jone Averages trong cuộc cạnh tranh tính phổ biến của chỉ số giá. CPI được sử dụng không chỉ là chỉ báo về mức giá cả và lạm phát mà còn để chuyển đổi các chỉ báo kinh tế trên danh nghĩa vào thực tế và để điều chỉnh lạm phát tiền lương và thu nhập.
CPI được xem là sự phản ánh một phương diện rất quan trọng trong thị trường và nó được người ta biết đến như là lạm phát. Giá trị ẩn chứa trong chính chỉ số này chính là thước đo lạm phát giá cả của chính người tiêu dùng mà được xem là bánh xe di chuyển nền kinh tế. Chỉ số này được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau.
Điều quan trọng và then chốt nhất là tỷ lệ tăng giá cả trong một khoảng thời gian nào đó, mà sự gia tăng CPI là một chỉ báo rất chắc chắn về lạm phát liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và do đó nó phản ánh sức khỏe của nền kinh tế. Vì đây là bản chất giá trị nhất nên nó được sử dụng để điều chỉnh tiền lương mà lương là chìa khóa duy trì sự tăng trưởng. Vì thế nếu tỷ lệ lạm phát vượt qua mức thu nhập cá nhân thì nó ảnh hưởng đến mức độ chi tiêu trong nền kinh tế từ đó ảnh hưởng đến mức độ nhu cầu và sản xuất.
Như chúng ta biết, sức mạnh của đồng tiền là kết quả của nền kinh tế hiện tại, do CPI là một chỉ báo quan trọng về lạm phát nên sự gia tăng ở số liệu CPI có nghĩa là sự tăng trưởng và niềm tin sẽ cao hơn ở nền kinh tế dẫn đến đồng tiền mạnh hơn, mà đây là kết quả tích cực. Đối với thị trường chứng khoán thì khi CPI tăng dẫn đến bánh xe phát triển chạy tốt rồi ảnh hưởng tích cực đối với thị trường chứng khoán. Lấy vị dụ khi CPI của Mỹ tăng cao thì đồng USD sẽ mạnh lên dẫn đến thị trường chứng khoán phục hồi và vàng có xu hướng giảm giá. Nếu CPI thấp hơn kỳ vọng thì hệ quả sẽ ngược lại.
Trong trường hợp ngoại lệ khi trọng tâm của nền kinh tế là hạ thấp lạm phát thì số liệu CPI ở mức cao được xem là một chỉ báo xấu đối với nền kinh tế dẫn đến nền kinh tế đó phải điều chỉnh chính sách tiền tệ để duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát nguy cơ lạm phát.
3. Tầm quan trọng của chỉ số PMI Chicago
Chỉ số quản lý sản xuất (PMI) khu vực Chicago là một chỉ báo về sức khỏe kinh tế của ngành sản xuất. Chỉ số PMI dựa trên cơ sở 5 chỉ báo quan trọng: đơn hàng hóa mới, mức độ hàng tồn kho, sản lượng, đơn hàng vận chuyển của nhà cung cấp và môi trường việc làm.
PMI trên mức 50 thể hiện sự mở rộng phát triển ngành sản xuất so với tháng trước. PMI dưới 50 thể hiện thực tế ngược lại trong khi PMI ở mức 50 thì không cho thấy sự thay đổi nào.
Nhìn chung tầm quan trọng của chỉ số PMI Chicago được coi là quan trọng và dường như rõ ràng đối với thị trường hối đoái. Vì thế vào thời điểm chỉ số này hoặc bất kỳ thành phần nào của nó cho thấy giá trị tăng thì sẽ dẫn đến sự gia tăng sản lượng mà điều đó được xem là một nhân tố cơ bản để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cần thiết. Khi đó sức ảnh hưởng của chỉ số này sẽ hỗ trợ cho đồng tiền của Mỹ tăng giá trị.
Mặt khác nếu tăng trưởng kinh tế có triển vọng hơn thì nhân tố lạm phát theo thời gian có thể gia tăng trong tình hình kinh tế sẽ bắt đầu thúc đẩy giá cả leo thang. Để đối phó với mối đe dọa về sự ổn định giá cả thì chính phủ phải tiến hành các chính sách tiền tệ khác nhau nhằm kích thích và đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế mạnh. Chỉ số PMI Chicago có cùng tầm ảnh hưởng như thế đối với các cổ phiếu công nghiệp trong thị trường chứng khoán Mỹ.
4. Tầm quan trọng của Chỉ số niềm tin tiêu dùng Michigan
Chỉ số niềm tin tiêu dùng Michigan là chỉ báo khảo sát niềm tin của người tiêu dùng do Đại học Michigan tiến hành.
Chỉ số này ngày càng trở nên hữu ích hơn đối với những nhà đầu tư. Nó phản ánh thái độ chi tiêu kinh tế của người tiêu dùng.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng Michigan gây ảnh hưởng đến những thị trường tiền tệ một cách đáng kể, vì vậy sự cải thiện xuất hiện trên bất kỳ thành phần nào của chỉ số này sẽ tạo ra một sự gia tăng trong sản lượng, từ đó đạt được những mức tăng trưởng kinh tế mà nước Mỹ kỳ vọng đạt được mục tiêu là củng cố và làm mạnh thêm đồng USD.
Chỉ số này cũng có tầm ảnh hưởng tương tự đối với thị trường chứng khoán.
5.Mức độ quan trọng của số liệu đơn hàng hóa lâu bền
Là một loại hàng tiêu dùng, hàng hóa lâu bền là những sản phẩm không phải được mua thường xuyên. Một số ví dụ về hàng hóa lâu bền như trang thiết bị, đồ dùng gia đình và văn phòng, thiết bị làm vườn, hàng điện tử, đồ chơi, công cụ nhỏ, sản phẩm thể thao, thiết bị quay hình và trang sức.
Hàng tiêu dùng thường được phân chia thành 2 loại là hàng hóa lâu bền và hàng hóa không lâu bền. Hàng hóa lâu bền lâu bền là những sản phẩm mà người tiêu dùng mua để sử dụng lâu dài như TV, tủ lạnh.
Thông thường thì hàng hóa lâu bền có ảnh hưởng nhẹ đến thị trường tiền tệ nên mức độ quan trọng của chỉ số này ở độ tương đối.
Nói chung tỷ lệ hàng hóa lâu bền tăng cho thấy sản lượng hàng hóa tăng có ảnh hưởng tích cực đối với toàn bộ tăng trưởng kinh tế dẫn đến cải thiện nền kinh tế và tạo sức ép theo chiều hướng tăng đối với tiền tệ.
Ảnh hưởng của số liệu hàng hóa lâu bền đối với thị trường chứng khoán cũng ở mức rất nhẹ bởi vì nó ảnh hưởng đáng kể đối với các công ty chuyên sản xuất hàng hóa đó song có thể không có ảnh hưởng đến toàn bộ chỉ số chứng khoán chuẩn bởi vì chỉ số tính đến cả những cổ phiếu của các công ty thuộc nhiều ngành khác.
6. Tại sao nên quan tâm theo dõi doanh số nhà hiện có?
Doanh số nhà hiện có là một chỉ số đo lường tỷ lệ bán nhà tiền sở hữu được Hiệp hội Bất động sản Quốc gia Mỹ thống kê từ 650 tổ chức bất động sản trực thuộc.
Báo cáo doanh số nhà hiện có là một chỉ báo tốt về hoạt động ở ngành bất động sản mà doanh số nhà hiện có chiếm gần 70% tổng doanh số bất động sản, do doanh số bất động sản phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ cầm cố mà trong giai đoạn suy thoái thì doanh số nhà hiện có thường yếu do nhu cầu yếu nhưng nếu qua thời kỳ suy thoái kinh tế thì doanh số nhà hiện có sẽ mạnh do nhu cầu ngày càng tăng dần tích lũy qua thời kỳ suy thoái.
Vì thế doanh số nhà hiện có liên quan trực tiếp với tỷ lệ cầm cố và do đó sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát nếu lãi suất tương đối cao mà điều này sẽ dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu cho vay cầm cố vì giá nhà đắt nên người dân khó mua nhà. Số liệu này cũng có ảnh hưởng đến các chỉ báo khác. Chẳng hạn như khi người dân mua nhà mới thì họ cần tủ lạnh, máy giặt, máy sấy và đồ đạt cùng nhiều hàng hóa lâu bền và không lâu bền khác. Mặt khác bên bán nhà sẽ có tiền để chi tiêu kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng phát triển phán ánh ở niềm tin của người tiêu dùng vào nền kinh tế và thoái quen chi tiêu.
Những khuynh hướng trong số liệu doanh số nhà hiện có mang lại những ám chỉ có giá trị cho cổ phiếu của các công ty xây dựng, các ngân hàng cho vay cầm cố và các công ty sản xuất hàng nội thất. Nhìn chung chỉ báo này có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán, tiền tệ cũng như thị trường vàng.
7. Tại sao nên tìm hiểu Good Friday?
FED cắt lãi suất với mức thấp hơn kỳ vọng, nỗi lo sợ về suy thoái và cuộc khủng hoảng tín dụng liên miên đang hợp lại đóng vai trò quan trọng trong những lý giải khác nhau cho vấn đề điều gì sẽ xảy ra trong thị trường. Các thị trường đang đi xuống và những nỗi lo sợ từ sự dao động không thể giải thích nổi trong tiền tệ và hàng hóa đang gây chý nhất lớn nhất đối với dư luận. Đồng USD đang mạnh lên, chống chọi với những ngoại tệ mạnh như EUR.
Chúng ta đã trải qua phần lớn một tuần lễ với những biến động bất ngờ trên các thị trường. Và ngày mai lại là một ngày rất đặc biệt: Thứ Sáu Tuần thánh (Good Friday).
Chú ý: Khi nghỉ lễ Good Friday thì phần lớn các thị trường trên thế giới và các ngân hàng đều đóng cửa, một số ngân hàng ở Nhật và Mỹ vẫn hoạt động. Tính thanh khoản và khối lượng giao dịch thường rất thấp vào ngày nghỉ lễ này. Một kỳ nghỉ dài 21-03, 22-03, 23-03 và 24-03 ( lễ Easter Day, một số thị trường đóng cửa, thị trường Mỹ vẫn hoạt động), do đó có khả năng giới đầu tư trên thị trường sẽ đóng trạng hoặc chốt lời tránh rủi ro trước khi vào kỳ nghỉ.
Thứ Sáu Tuần Thánh (hay Thứ Sáu Tốt lành) là một ngày lễ diễn ra vào thứ Sáu trước Lễ Phục Sinh (Easter Day). Lễ này kỷ niệm sự đóng đinh vào thập giá và sự chết của Chúa Giêsu tại Canvary.
Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày lễ linh thiêng đối với người theo Kitô giáo. Đặc biệt vào ngày này, cầu nguyện thường được coi trọng với việc đọc những đoạn Phúc âm viết về những sự việc dẫn tới sự đóng đinh Giêsu vào thánh giá. Kitô giáo coi sự đóng đinh vào thánh giá là một hành động tự nguyện và được trao phó của Giêsu, và bởi đó, cùng với việc phục sinh vào ngày thứ ba, đã chiến thắng sự chết.
Công giáo La Mã, ngày này được chỉ định giữ chay và kiêng thịt tức là chỉ có một bữa ăn đầy đủ hay hai bữa nhỏ. Ở Mỹ, đây không phải một ngày kiêng làm việc, tuy nhiên, người ta chỉ làm việc cho đến khi bắt đầu việc phụng tự buổi chiều. Ở Mỹ Latinh, mọi tín đồ Công giáo kiêng làm việc vào ngày này (cũng như Thứ Năm Tuần Thánh). Vào buổi chiều, nghi lễ La Mã được bắt đầu khoảng từ ba giờ chiều, tương ứng với thời gian Chúa Giêsu chết được viết trong Phúc âm. Một số nước, ngày này là một ngày nghỉ chính thức - bao gồm một loạt việc đọc và suy niệm Kinh Thánh.
Trong nghi lễ Latinh truyền thống, một linh mục sẽ đọc đoạn Phúc âm viết về Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu cùng với ba người trợ tế. Không giống việc phụng tự vào những ngày khác, vào Thứ Sáu Tuần Thánh, những tấm khăn màu tím bao trùm các ảnh tượng, và một cây thánh giá đặt gần bàn thờ để tín đồ có cơ hội để tôn kính. Việc phụng tự truyền thống là bao gồm một loạt những can thiệp hình thức, long trọng và có xu hướng bền bỉ, ít có sự cải biến, thậm chí trải qua thời gian dài.
Nhìn chung, do các hàng hóa khác có mối liên quan với vàng nên cùng với đợt giảm giá của vàng với những dấu hiệu về một cuộc suy thoái lan rộng ở Mỹ thì nhu cầu tiêu thụ dầu tại nước này sẽ giảm do sản xuất dầu trì trệ.
Tổng hợp những yếu tố đó thì có thể đưa ra sự giải thích hợp lý cho sự giảm giá của EUR và vàng trở thành đối tượng chốt lời trong thời điểm hiện nay.
8.Tại sao nên theo dõi phiên họp của FOMC
Ủy ban Điều hành Thị trường Mở của FED (FOMC) bao gồm 7 Thống đốc của Hội đồng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và 5 chủ tịch các ngân hàng chi nhánh FED. FOMC tổ chức hội nghị 8 lần trong năm nhằm quyết định khuynh hướng ngắn hạn của chính sách tiền tệ. Những thay đổi chính sách tiền tệ sẽ được công bố ngay sau những phiên họp của FOMC.
Một trong những quyết định quan trọng nhất của FOMC là quyết định lãi suất cơ bản cho vay qua đêm liên ngân hàng qua các hoạt động chứng khoán giữa các tổ chức tài chính với nhau.
Các thị trường tài chính rất nhạy cảm với bất kỳ sự tăng lãi suất nào do điều đó sẽ dẫn đến sự kiểm soát tăng trưởng kinh tế cũng như khiến cho nó thiếu hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư mua chứng khoán bằng đồng USD sinh lời cao. Vì thế tăng lãi suất sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường chứng khoán và cả thị trường trái phiếu đồng thời sẽ khiến cho tiền tệ hấp dẫn hơn để mua các ngoại tệ khác và các công cụ tài chính. Do nó là một chỉ báo tốt về sức khỏe và sự tăng trưởng kinh tế nên sẽ được phản ánh trên đồng tiền của nền kinh tế đó.
Nói tóm lại tăng lãi suất sẽ có hệ quả tích cực đối với USD và tiêu cực với thị trường chứng khoán và ngược lại.
9.Tầm quan trọng của dòng vốn đầu tư dài hạn
Dòng vốn đầu tư dài hạn là chỉ báo về sự chênh lệch giữa dòng tiền mặt ròng lưu thông vào một đất nước và dòng tiền mặt ròng chảy ra ở các khoản đầu tư nội địa, các khoản đầu tư nước ngoài và tài chính cá nhân, cho thấy rằng người tiêu dùng trong nước và nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng đầu tư vốn của mình trong nước ở các doanh mục đầu tư thị trường chứng khoán, cho vay cầm cố thứ cấp, các ngành công nghệ hay xuất khẩu hàng hóa.
Dòng vốn đầu tư dài hạn chỉ báo tầm quan trọng khi thị trường tiền tệ ôn hòa, mà theo đó dòng tiền lưu thông gia tăng cho thấy sự chỉ báo rõ ràng về vốn đầu tư gia tăng trong nước dù đó là nguồn vốn đầu tư nội địa hay nước ngoài thì việc xem xét đến những cải thiện chung cho thấy người tiêu dùng và nhà đầu tư nước ngoài gia tăng sẵn sàng đầu tư vốn của họ trong môi trường kinh tế của nước đó, cuối cùng sẽ dẫn đến sự gia tăng cung tiền. Kết quả là toàn bộ tình hình kinh tế sẽ khỏe mạnh và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khác nhau dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế khả quan sẽ hỗ trợ và cũng cố sức khỏe đồng tiền của đất nước.
10. Tại sao phải theo dõi doanh số bán lẻ?
Doanh số bán lẻ chính là chỉ số đo lường hàng tháng về tất cả các hàng hóa bán ra của các công ty bán lẻ dựa trên một kho hàng lẻ mẫu với chủng loại và kích cỡ khác nhau. Chỉ số doanh số bán lẻ thường được xem là chỉ báo về niềm tin tiêu dùng. Thông thường doanh số bán lẻ của Mỹ được công bố vào lúc 8:30 (giờ New York) vào ngày thứ 12 của mỗi tháng, báo cáo này phản ánh số liệu của tháng trước.
Đây là một báo cáo “trước” mà có thể được kiểm duyệt lại đầy đủ sau khi những số liệu cuối cùng được tính toán. Nhiều nhà phân tích xem xét đến số liệu trừ ô tô, tức là trừ đi số liệu doanh số bán ô tô. Báo cáo này không tính đến chi phí ngành dịch vụ vì thế nó thể hiện ít hơn một nửa tổng tiêu dùng trong tháng. Tuy nhiên những số liệu này vẫn đươc theo dõi kỹ như là chỉ báo sức khỏe nền kinh tế.
Chính vì được coi là trái tim của nền kinh tế cho nên doanh số bán lẻ có ảnh hưởng chung đến giá trị của thị trường. Thực tế chỉ là thước đo toàn bộ hàng hóa bán lẻ của cả nước nên có thể có tầm quan trọng không đáng kể song thực tế thì ngược lại. Tầm quan trọng của doanh số bán lẻ thể hiện ở nhiều yếu tố. Nó là sự phản ánh rất rõ ràng về niềm tin tiêu dùng mà khi doanh số bán lẻ cao hơn thì người dân có niềm tin cao hơn về nền kinh tế, do đó họ chi tiêu nhiều tiền hơn để mua hàng hóa lâu bền và không lâu bền.
Doanh số bán lẻ còn có thể được xem là chỉ báo lạm phát bởi vì sức ép giá cả đối với người tiêu dùng và hệ quả của chúng cùng với mức độ nhu cầu cao hơn có thể tạo ra mức độ lạm phát cao hơn. Từ đó cho thấy doanh số bán lẻ có thể là một chỉ báo rất quan trọng đối với sức khỏe của bất kỳ nền kinh tế nào vì thế doanh số bán lẻ cũng là một chỉ báo quan trọng về chi tiêu của người tiêu dùng khi nó thể hiện một tỷ lệ đáng kể về số liệu GDP. Khi doanh số bán lẻ cao hơn cùng với thoái quen chi tiêu và niềm tin của người tiêu dùng kéo theo sẽ tốt hơn mà vì thế sẽ dẫn đến nền kinh tế khỏe mạnh hơn.
Từ thực tế cho thấy người ta có thể dự đoán sức ảnh hưởng của doanh số bán lẻ đối với thị trường vàng, ngoại hối và chứng khoán. Lấy ví dụ khi doanh số bán lẻ cao hơn có nghĩa là nền kinh tế khỏe hơn dẫn đến sự tăng trưởng mạnh hơn khiến mức độ lạm phát cao thì dẫn đến khả năng tăng lãi suất. Khi ấy đồng tiền ở nước đó sẽ tăng giá. Đơn cử nếu USD tăng giá thì vàng sẽ giảm giá. Kinh tế phát triển thì thị trường chứng khoán sẽ phục hồi.
Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010
Các chỉ số kinh tế Mỹ - Phần 2: Tầm quan trọng
Posted by Jerry Bui on 09:39
0
nhận xét
Don't forget to confirm your email subcription.
Leave a Reply