Download

Email Subscription
Stay Updates with this Blog. You can get the new posts on your mailbox. To subscribe through email,Enter your Email here:

Don't forget to confirm your email subcription.

Subscribe in a reader

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010

Tìm hiểu về thị trường ngoại hối

Posted by Jerry Bui on 09:56 0 nhận xét

Forex là từ viết tắt của cụm Foreign Exchange: trao đổi ngoại tệ hoặc ngoại hối, còn được viết tắt là FX hay spot FX. Đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với số lượng tiền giao dịch mỗi ngày đã lên dến 1.95 nghìn tỉ USD (2006). Nếu bạn so sánh với thị trường chứng khoán New York 25 tỉ USD giao dịch mỗi ngày, bạn sẽ có thể tưởng tượng được thị trường này khổng lồ như thế nào.

Thị trường trao đổi ngoại tệ (Forex) là thị trường tiền tệ giữa các ngân hàng được thành lập vào năm 1971 khi tỷ lệ trao đổi trôi nổi được cụ thể hoá. Thị trường là một phạm vi hoạt động trong đó tiền tệ của mỗi quốc gia được trao đổi với nhau và là nơi để thực hiện việc kinh doanh quốc tế.

Forex là một nhóm gồm khoảng 4500 tổ chức giao dịch tiền tệ, các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng trung tâm của chính phủ và các công ty thương mại. Việc chi trả cho xuất nhập khẩu cũng như việc mua bán tài sản đều phải thông qua thị trường trao đổi ngoại tệ. Đây được gọi là thị trường trao đổi ngoại tệ "tiêu thụ". Cũng có những đoạn đầu cơ trong những công ty Forex đó là sự phơi bày về tài chính rộng lớn để các nền kinh tế ở nước ngoài tham gia vào Forex để bù đắp nguy cơ rủi ro của việc đầu tư quốc tế.

Hàng hóa trên thị trường Forex


Vậy “hàng hóa” của thị trường FOREX là gì? Câu trả lời là TIỀN. Giao dịch ngoại hối là hoạt động giao dịch mua một số lượng tiền này và bán một số lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm. Tiền được giao dịch thông qua người môi giới hoặc trực tiếp theo từng cặp; ví dụ cặp EUR/USD hay GBP/JPY.

Hoạt động giao dịch FOREX có thể sẽ phức tạp đối với nhiều người vì họ không thể mua bán tận tay bất kì thứ gì trong thị trường. Đơn giản bạn hãy nghĩ việc mua 1 đồng tiền nào đó như là mua cổ phần của 1 đất nước. Khi bạn mua đồng Yên Nhật, bạn đang tác dộng đến tỉ giá ngoại hối của Nhật và gián tiếp lên Kinh tế Nhật, do giá trị của động tiền là sự phản chiếu đánh giá của thị trường về “sức khỏe” trong hiện tại và trong tương lai của một quốc gia.

Tổng quan, tỉ giá của một loại tiền tệ so với một loại tiền tệ khác là sự phản chiếu các yếu tố của một nên kinh tế khi so sánh với một nền kinh tế khác.

Không như các thị trường tài chính khác, FOREX cũng không có một trung tâm tài chính hay giao dịch nào cả. Thị trường ngoại hối là thị trường “liên ngân hàng”, và dựa trên giao dịch điện tử giữa hệ thống nối kết các ngân hàng với nhau, và hoạt động suốt 24 giờ trong ngày,

Đối tượng tham gia Forex


Trong thập kỉ trước, chỉ có những “gã khổng lồ” mới gia nhập thị trường này được. Điều kiện tối thiểu nếu bạn muốn giao dịch trong thời gian đó là bạn phải có từ 10 đến 50 triệu USD để bắt đầu. FOREX ra đời lúc đầu nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng và các công ty khổng lồ trong ngành, không phải là những “chàng tí hon”. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ kì diệu của Internet, hệ thống giao dịch trực tuyến, các công ty giao dịch đã ra đời cho phép mở những tài khoản “lẻ” cho chúng ta. Ngày nay, những nhà môi giới trên thị trường được phép phá vỡ những đơn vị giao dịch rộng lớn và cho phép những giao dịch nhỏ có cơ hội để mua và bán bất cứ số nào trong những giá trị nhỏ hơn này (lots).

Ngân hàng thương mại có 2 vai trò trong thị trường Forex


1.  Làm cho việc giao dịch giữa hai bên trở nên dễ dàng, ví dụ như những công ty muốn trao đổi tiền tệ (người tiêu thụ).

2.  Đầu cơ bằng cách mua và bán tiền tệ. Ngân hàng có vai trò trong những đơn vị tiền tệ nhất định bởi vì người ta tin rằng trong tương lai chúng sẽ có giá cao hơn (nếu mua trữ) và thấp hơn (nếu bán sớm). Người ta thống kê rằng 70% lợi tức thường niên của những ngân hàng quốc tế được sinh ra từ việc đầu cơ tiền tệ. Những đầu cơ khác bao gồm những nhà giao dịch thành công nhất trên thế giới ví dụ George Soros.

Loại thứ 3 của Forex bao gồm những ngân hàng trung ương của các quốc gia khác giống như ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ. Họ tham gia Forex để đảm bảo lợi nhuận tài chính của quốc gia họ. Khi ngân hàng trung tâm mua và bán tiền tệ hoặc ngoại tệ thì mục đích là để giữ vững giá trị đồng tiền của đất nước họ.

Forex rất rộng và có rất nhiều người tham gia chứ không phải một người, chỉ có những ngân hàng trung tâm của chính phủ mới có thể kiểm soát thị trường. So sánh với mức giao dịch trung bình hằng ngày 300 tỷ đô của thị trường Trái phiếu chính phủ và khoảng 100 tỷ đô được giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ thì Forex rất lớn vì đã vượt qua mức 1.9 nghìn tỷ đô mỗi ngày (2006).

Phương tiện để tham gia thị trường


Từ “thị trường” là sự nhầm tên nhẹ nhàng trong việc mô tả giao dịch Forex. Không có vị trí money_coin.jpgtrung tâm cho việc hoạt động giao dịch vì nó đã có trong những thị trường tiền tệ ở tương lai. Giao dịch được thực hiện qua điện thoại và thông qua những máy vi tính ở hàng trăm vị trí trên khắp thế giới. Phần lớn giao dịch được thực hiện giữa khoảng 300 ngân hàng quốc tế lớn nơi sở hữu những giao dịch cho công ty lớn, chính phủ và cho chính tài khoản của họ. Những ngân hàng này tiếp tục cung cấp giá (“bid” để mua và “ask” để bán) với nhau và với những thị trường rộng hơn. Chỉ số gần đây nhất từ 1 trong những ngân hàng này được xem là giá hiện tại trên thị trường của đồng tiền đó. Những dịch vụ báo cáo dữ liệu riêng khác nhau cung cấp những thông tin về giá cả “trực tiếp” thông qua internet.

Tất cả những gì bạn cần khi giao dịch là một chiếc máy vi tính, kết nối Internet, và những thông tin về thị trường.

Đồng tiền nào được giao dịch?

7 loại tiền được giao dịch thường xuyên nhất trên thị trường là : Dollar, Euro, Yen, Bảng Anh, Franc. Kí hiệu các loại tiền gồm 3 chữ cái, trong đó 2 chữ cái đầu tiên là viết tắt của tên quốc gia và chữ cái cuối cùng là tên của loại đồng tiền giao dịch

Khi nào thì giao dịch xảy ra?


Thị trường FOREX rất đặc biệt so với các thị trường khác trên thế giới. Nó cũng tương tự như 1 đại siêu thị Wal-mart nơi mọi người có thể ra vào 24 giờ/ngày. Và ở một nơi nào đó trên thế giới, hoạt động giao dịch sẽ diễn ra thông qua việc mua bán ngoại tệ với ngân hàng, tại tất cả các múi giờ ngày và đêm, và chỉ ngừng hoạt động trong một thời gian ngắn cuối tuần. Bạn có thể giao dịch bất kì giờ nào trong ngày tùy bạn có thói quen làm việc ban đêm hay buổi sáng.

Thị trường ngoại hối


Thị trường ngoại hối đã vượt lên tất cả các thị trường khác để trở thành thị trường tài chính lớn nhất và phổ biến nhất trên thế giới, được giao dịch bởi hàng triệu cá nhân và tổ chức quốc tế. Tại đây, nguời tham gia sẽ quyết định chủ thể giao dịch, tùy vào điều kiện, giá cả và uy tín của đối tượng.

Biểu đồ dưới đây thể hiện hoạt động giao dịch ngoại hối toàn cầu. USD là đồng tiền được giao dịch chủ yếu, kế đến là EURO và Yên Nhật đứng vị trí thứ 3.

Tại sao lại giao dịch ngoại hối?

Dưới đây là những thuận lợi và giá trị của thị trường Forex, là những lý do tại sao mọi người chọn giao dịch trong thị trường này:

* Không phí dịch vụ : Không phí trao đổi, không phí thanh toán, không phí chính phủ, không phí môi giới. Người môi giới sẽ được trích từ phí giao dịch thông qua điểm “bid-ask” (trung bình 3-5 pips)

* Không qua trung gian đặt lệnh: Giao dịch tiền tệ không cần trung gian và cho phép khách hàng giao dịch trực tiếp với thị trường và được cập nhật thông tin trực tiếp về giá và tỉ giá các cặp tiền tệ.

* Không giới hạn giao dịch: trong các thị trường khác hợp đồng giao dịch được giới hạn bởi tỉ lệ nhất định ( ví dụ hợp đồng quyền chọn tương lai đối với vàng là 5000 ounces). Trong Forex, có thể giao dịch với chỉ một tài khoản nhỏ 300$.

* Phí giao dịch thấp: Phí giao dịch cho các tài khoản nhỏ ( bid/ask spread) chỉ khoảng 0.1% với những điều kiện thường. Tài khoản càng lớn phí giao dịch càng thấp.

* Thị trường giao dịch 24h: Không phải chờ đợi giờ thị trường mở cửa và đóng cửa. Giao dịch từ tối CN đến trưa thứ 6 giờ EST, có thể nói thị trường FOREX không bao giờ ngủ. Đây là thuận lợi lớn đối với những người muốn giao dịch trong thời gian rảnh hoặc thời gian thích hợp nhất trong ngày, bởi vì bạn có thể chọn giao dịch bất kì lúc nào (sáng, trưa, tối hoặc đêm)

* Không ai có khả năng định hướng thị trường: Thị trường Forex quá lớn và quá nhiều người tham gia nên không ai , cho dù cả 1 ngân hàng , có thể kiểm soát giá trị trường trong dài hạn. Sự can thiệp của ngân hàng trung ương chỉ có tác dụng trong ngắn hạn và không hiệu quả. Ngân hàng trung ương ngày càng có ít tác động hay can thiệp vào thị trường toàn cầu.

* Access (Truy cập): Forex được mở 24h/ngày từ khoảng 6g chiều Chủ Nhật tới khoảng 3g chiều Thứ Sáu. Những người giao dịch riêng lẻ có thể đối phó với tin tức khi nó được tung ra còn hơn là đợi tiếng chuông mở cửa của những thị trường khác lúc mọi người đều có những tin tức giống nhau. Điều này cho phép những người giao dịch tham gia trước khi tin tức chi tiết được phân tích trên tỷ lệ giao dịch. Liquidity cao và giao dịch 24 giờ cho phép những người tham gia thị trường vào và thoát ra bất cứ lúc nào. Có nhiều nhà Môi giới phân phối Forex ở từng vùng, từng trung tâm thị trường chính (Tokyo, Hong Kong, Sydney, Paris, London, Mỹ, v.v…) sẵn sàng tiếp tục đưa ra giá mua và bán.

* Độ thanh khoản cao: Bởi vì thị trường Forex quá lớn, nó cũng rất dễ thanh khoản. Điều này giúp bạn nhanh chóng thực hiẹn giao dịch chỉ với 1 cú nhấp chuột trong điều kiện bình thường. Bạn có thể mua bán ngay lập tức tùy ý. Bạn không bao giờ bị “kẹt” trong thị trường. Bạn cũng có thể thiết lập chế độ tự động cho sàn giao dịch kết thúc lệnh giao dịch khi bạn đã đạt được lợi nhuận mong muốn ( định mức lãi) hoặc đóng khi thị trường dịch chuyển ngược chiều mong muốn ( chống lỗ)
* Thị trường 2 mặt: tiền được giao dịch theo cặp, ví dụ: đô/yên, hoặc đô/đồng Thụy Sỹ. Mỗi vị trí liên quan đến việc bán đồng tiền này và mua đồng tiền kia. Nếu người giao dịch tin rằng đồng Thụy Sỹ sẽ cao giá hơn đô, họ có thể bán đô và mua đồng Thụy Sỹ (bán sớm). Nếu người khác tin ngược lại thì họ sẽ mua đô và bán đồng Thụy Sỹ (mua và trữ). Khả năng lợi nhuận tồn tại vì tỷ giá trao đổi (giá cả) luôn luôn dao động. .Giao dịch Forex cho phép thu lời từ 2 phía cả tăng và giảm giá trị tiền tệ liên quan tới đô. Trong mỗi giao dịch tiền tệ, mỗi bên đều có được và mất.

* Excution Quality: Bởi vì Forex rất hay thay đổi, hầu hết những giao dịch có thể được thực hiện với giá của thị trường hiện tại. Trong tất cả những thị trường di chuyển nhanh, không thể tránh được rủi ro trong tất cả các giao dịch (chứng khoán, bất động sản, v.v…) nhưng có thể được tránh bằng 1 vài chương trình phần mềm của nhà môi giới tiền tệ, các chương trình này sẽ thông báo cho bạn biết giá nhập vào chính xác trước khi thực hiện lệnh. Bạn được phép chọn tránh hoặc chấp nhận rủi ro. Khả năng thanh khoản của thị trường Forex rộng lớn đề ra những khả năng khớp lệnh có chất lượng cao.

Giao dịch được xác nhận ngay lập tức và người giao dịch qua Internet chỉ việc in 1 bản sao của màn hình máy vi tính để ghi chép lại tất cả hoạt động giao dịch. Nhiều người cho rằng đặc điểm của việc giao dịch bằng Internet an toàn hơn so với việc sử dụng điện thoại để giao dịch. Những hãng nổi tiếng như Charles Schwab, Quick $ Reilly và T.D. Warehouse đề nghị giao dịch qua Internet.

Họ sẽ không mạo hiểm danh tiếng của họ nếu dịch vụ Internet không đáng tin cậy và an toàn. Trong tình huống xuất hiện vấn đề về kỹ thuật, máy vi tính tạm thời ngừng hoạt động, nhưng với hệ thống đặt lệnh (ordering) của nhà môi giới (broker), người giao dịch có thể ngay lập tức gọi điện thoại cho broker để vào hoặc thoát ra khỏi giao dịch.

Hệ thống vi tính của nhà môi giới (broker Internet) được bảo vệ bởi những bức tường lửa để giữ cho thông tin về tài khoản không bị dòm ngó. Mối quan tâm lớn nhất của broker là sự an toàn của tài khoản. Họ phải thực hiện nhiều bước để lọai trừ bất kỳ hiểm họa nào đi theo việc giao dịch trên Internet.

Người giao dịch Forex trên Internet không phải gọi điện thoại cho broker. Sự loại trừ người trung gian (broker salesman) làm giảm chi phí, làm cho tiến trình đặt lệnh nhanh hơn và hạn chế khả năng hiểu lầm.

* Tính tập trung (Focus): Thay vì cố gắng chọn 1 chứng khoán, 1 khế ước, quỹ hỗ tương hoặc bất động sản từ hàng chục ngàn thứ có sẵn trên thị trường, những người giao dịch Forex chỉ tập trung vào 1 tới 4 đồng tiền. Những đồng dễ thay đổi và thông dụng là: Yên Nhật, bảng Anh, đồng Thụy Sỹ và Euro. Những người giao dịch thành công cao là những người tập trung vào số lượng đầu tư có giới hạn. Những người mới bắt đầu Forex thường tập trung vào 1 đồng tiền và sau đó kết hợp từ 1 đến 3 đồng trong hoạt động giao dịch.
* Tính xu hướng (Trendiness): Trong 1 khoảng thời gian lịch sử, tiền tệ đã khẳng định xu hướng là quan trọng. Mỗi đồng tiền có “tính cách” riêng của nó và đưa ra chỉ 1 xu hướng, bất kể những cơ hội giao dịch đa dạng trong thị trường đặc điểm Forex.

Tất cả các lệnh phải được đặt thông qua sàn giao dịch. Để giao dịch tiền tệ bạn phải cần 1 sàn giao dịch tiền tệ Forex. Hầu hết những công ty giao dịch có những yêu cầu về tài khoản ký quỹ khác nhau. Bạn cần phải hỏi họ những yêu cầu về tài khoản ký quỹ nếu muốn tham gia giao dịch tiền tệ thông qua sàn giao dịch của họ.

Tài khoản


Giao dịch trên Forex cần 1 tài khoản ký quỹ. Khi là người giao dịch đầu cơ, bạn sẽ không chuyển nhượng sản phẩm mà bạn đang giao dịch. Khi là người giao dịch trong ngày, bạn chỉ giữ vị trí giao dịch từ vài phút đến vài giờ, sau đó bạn phải đóng lệnh và kết thúc giao dịch.

Tài khoản ký quỹ không khác gì 1 khế ước về thành tích. Tất cả giao dịch đều cần tài khỏan ký quỹ. Khi có lãi, họ để lãi vào tài khoản ký quỹ của bạn ngay trong ngày. Khi thua, họ cần 1 tài khoản để lấy ra số tiền lỗ mà bạn phải chịu. Tài khoản được thiết lập hàng ngày.

Khoản kí quĩ trong giao dịch ngoại hối, một khoản tiền kí quĩ nhỏ có thể giúp bạn giao dịch trên một khoản tiền lớn hơn nhiều. Sức bật cho phép người giao dịch có thể thu được lợi nhuận khổng lồ trên khoản tiền đầu tư nhưng rủi ro có giới hạn. Một ví dụ, người môi giới đề nghị bạn 1 sức bật 200:1, có nghĩa là với 500$ tiền kí quĩ bạn có thể giao dịch trên số tiền 100.000$. Nhưng sức bật là con dao 2 lưỡi, vì nếu không quản lý rủi ro tốt, sức bật càng cao thì rủi ro càng lớn và bạn có thể mất khoản tiền kĩ quí trước khi bắt đầu thu được lợi nhuận.

Một phần rất quan trọng của việc giao dịch là lấy ra phần thắng hay tiền lãi của bạn. Khi đến lúc lấy ra phần của bạn trong tài khoản ký quỹ, tất cả những điều bạn cần phải làm là liên lạc với broker của bạn và yêu cầu họ gửi cho bạn số tiền bạn yêu cầu, họ sẽ gửi chi phiếu cho bạn. Họ cũng có thể chuyển tiền cho bạn.

* Tài khoản “ảo”, tin tức, biểu đồ và phân tích: hầu hết các sàn giao dịch và môi giới đều hỗ trợ bạn giao dịch bằng tài khoản ảo để thực tập trước khi chơi thật, và cung cấp cho bạn những tin nóng cũng như những công cụ hỗ trợ. Đó là những nguồn tài nguyên hữu ích giúp bạn tích lũy kinh nghiệm với tiền “ảo” trước khi bắt đầu chơi thật sự.

* Tài khoản “mini”: Bạn có thể nghĩ rằng mới bắt đầu chơi mà đầu tư nhiêu tiền sẽ dẫn đến thua lỗ. Thật sự là không như vậy. Các nhà môi giới sẽ hỗ trợ bạn chơi với các tài khoản “mini” với số vốn ban đầu chỉ 3000-5000$. Điều này giúp cho FOREX ngày càng khả thi hơn với những cá nhân không muốn đầu tư chi phí khởi sự ban đầu quá cao.

Vậy bạn đầu tư như thế nào?

Tài khoản mini ban đầu có thể là một lựa chọn tốt cho bạn. Đừng cười, việc này cũng giống như việc giúp bạn “bớt lạnh” trước khi xuống hồ bơi ! Trong Forex, bạn sẽ tự quyết định bao nhiêu tiền trong một lần giao dịch. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên chơi với một tỉ lệ nhỏ trong khoản tiền đầu tư mà bạn có.
Continue...


Các giờ hoạt động của thị trường

Posted by Jerry Bui on 09:55 0 nhận xét

- Thị trường forex mở cửa 24 giờ mỗi ngày, nhưng không có nghĩa là thị trường đều hoạt động tích cực trong 24 giờ. Bạn có thể kiếm tiền khi thị trường đi lên hoặc bạn cũng có thể kiếm tiền khi thị trường đi xuống. Tuy nhiên, thời điểm rất khó khăn để kiếm tiền đó là khi thị trường không biến động. Bài học này sẽ giúp bạn xác định được khi nào là thời điểm tốt nhất trong ngày để giao dịch.

- Trước khi xem những thời điểm tốt nhất trong ngày để giao dịch, chúng ta hãy xem xem thế nào là một thị trường forex hoạt động 24 giờ. Thị trường forex có thể được phân thành 3 phiên giao dịch chính: phiên giao dịch Tokyo, phiên giao dịch London, và phiên giao dịch Mỹ. Bảng dưới đây là các giờ đóng cửa và mở cửa của thị trường forex:


- Bạn có thể thấy giữa mỗi phiên giao dịch là khoảng thời gian mà ở đó 2 phiên giao dịch được mở cùng thời điểm. Từ 3-4 a.m EST, cả thị trường London và Tokyo đều mở cửa, và từ 8-12 p.m EST, cả thị trường London và Mỹ đều mở cửa. Đây thường là những thời điểm náo nhiệt nhất trong thị trường bởi vì lượng tiền được giao dịch nhiều hơn khi có 2 thị trường được mở cùng thời điểm.


- Như bạn thấy, phiên giao dịch London biến động mạnh nhất.
Bây giờ, chúng ta hãy xem xem những ngày nào trong tuần giao dịch tốt nhất…

Những ngày tốt nhất để giao dịch

Như chúng ta biết, phiên giao dịch London là náo nhiệt nhất trong tất cả các phiên giao dịch, nhưng cũng có những ngày trong tuần, toàn bộ thị trường đều biến động mạnh hơn. Dưới đây là biểu đồ biên độ điểm trung bình đối với 4 cặp tiền tệ chính được giao dịch mỗi ngày trong tuần:



Bạn có thể thấy 4 cặp tiền tệ chính biến động nhiều nhất trong khoảng thời gian trung tuần. Ngày thứ 6 thường náo nhiệt cho đến 12pm EST, sau đó thị trường lắng dịu trở lại cho đến khi đóng cửa vào lúc 5pm EST. Điều này có nghĩa là thị trường chỉ hoạt động ½ ngày thứ 6. Thời điểm náo nhiệt nhất chính là thời điểm tốt nhất để giao dịch bởi vì cơ hội thành công của chúng ta sẽ cao hơn.
Còn nếu bạn muốn mất tiền, thì đây là những thời điểm phù hợp đối với bạn…

Nếu muốn mất tiền, bạn nên giao dịch khi nào?

Nếu bạn thực sự không muốn giao dịch vào những thời điểm thị trường náo nhiệt hơn khi mà lượng tiền giao dịch và sự biến động điểm là lớn nhất và ở đó, bạn sẽ kiếm tiền dễ dàng hơn, có nghĩa là bạn muốn tự do giao dịch vào những thời điểm được đề cập dưới đây. Chúng tôi chắc chắn đây là những thời điểm khó khăn hơn để giao dịch!

Thứ 6: Thứ 6 là một ngày khó lường trước được mọi thứ. Đây là một ngày tốt để giao dịch nếu bạn muốn mất đi toàn bộ lợi nhuận mà mình kiếm được trong suốt một tuần.

Chủ nhật: Đây là ngày mà thị trường ít biến động nhất. Hãy giao dịch nếu bạn muốn bắt đầu một tuần giao dịch với số điểm ÂM.

Những ngày nghỉ: Ngân hàng đóng cửa, nghĩa là lượng tiền giao dịch rất ít vì một quốc gia nào đó đang nghỉ lễ. Những ngày nghỉ là thời gian tốt nhất để giao dịch nếu bạn muốn mất tiền hơn là muốn được nghỉ ngơi và muốn làm những gì tốt đẹp cho cuộc sống của mình.

Các bản tin: Không ai có thể biết được giá sẽ đi về đâu khi các bản tin được công bố. Bạn có thể mất đi toàn bộ tài sản trong thời gian công bố tin tức nếu như bạn chẳng biết mình đang làm gì. 

Giá cả hành động như một con khỉ say xỉn trong khoảng thời gian này và mọi người không thể lường trước được.

Nếu không thể giao dịch trong những giờ thị trường náo nhiệt?

Bạn sẽ làm gì nếu không thể giao dịch trong những giờ náo nhiệt của thị trường? Nếu bạn đang sống trong một múi giờ không hấp dẫn hoặc phải làm việc ở cơ quan cả ngày thì bạn không thể ngồi trước máy vi tính trong những giờ thị trường náo nhiệt nhất được. Nếu thế, đây là những giải pháp dành cho bạn:

Dịch chuyển vào múi giờ tốt hơn: Chuyển đến London chẳng hạn. Bạn phải bắt đầu một cuộc sống mới nhưng ít nhất là bạn có thể giao dịch đúng không?

Giao dịch tại cơ quan (phải đảm bảo là bạn có một công việc “thực sự” nào đó, phòng trường hợp ông chủ đến sau lưng và hỏi bạn đang làm gì). Chúng tôi giới thiệu luôn cho bạn tổ hợp phím ALT-TAB (nếu bạn đang dùng Windows) để bạn có thể nhanh chóng tắt windows ngay lập tức. Đây là cách đối phó với ông chủ của bạn.

Trở thành một nhà đầu tư theo xu hướng trung hạn (swing trader) hay một nhà đầu tư theo xu hướng dài (position trader). Là một swing trader hay position trader, bạn không phải liên tục kiểm soát thị trường và có thể kiểm tra nó hay quan sát khi nào bạn ngưng công việc ở cơ quan.

Giao dịch một phiên khác, thậm chí đó không phải là phiên giao dịch náo nhiệt nhất. Nếu bạn không thể giao dịch phiên London hay Mỹ, bạn có thể giao dịch phiên Tokyo. Tuy nhiên, bạn phải giữ nguyên tắc và giao dịch phiên này mỗi ngày. Bạn phải bắt đầu nghiên cứu cách biến động của nó và phát triển các chiến lược đặc trưng cho phiên giao dịch đó. 

Chúng tôi nghĩ đây là 3-4 chọn lựa tốt nhất cho bạn, nhưng quyền lựa chọn là nằm ở bạn.
Thậm chí nếu bạn không thể giao dịch, quan sát các biểu đồ của một phiên giao dịch cũng là cách hay. Bằng cách quan sát biến động giá diễn ra như thế nào, bạn có thể hiểu được câu chuyện thực của một loại tiền tệ. Quan sát biểu đồ đang hoạt động rất khác so với việc quan sát các biểu đồ đã có.

Thậm chí nếu bạn thực sự không thể giao dịch thì trong lúc quan sát các biểu đồ đang hoạt động, hãy ghi chú vào đầu thời điểm bạn sẽ vào giao dịch. Thực hành sẽ làm cho mọi thứ hoàn hảo và càng thực hành nhiều, bạn càng dễ đạt được điều đó.

Như vậy, chúng tôi đã đưa ra nhiều thời điểm giao dịch tốt nhất trong ngày nhưng quyền lựa chọn vẫn nằm ở bạn. Tất cả những gì bạn cần làm bây giờ là phải quyết định kiếm tiền theo cách dễ dàng hơn hay kiếm tiền theo cách khó khăn hơn.
Tóm lại, những thời điểm tốt nhất để giao dịch là:
  • Khi hai phiên giao dịch gối đầu nhau: 3-4 am EST, 8-12 pm EST
  • Phiên giao dịch London náo nhiệt nhất so với 2 phiên còn lại
  • Trung tuần thị trường biến động mạnh nhất.
Và những thời điểm xấu nhất để giao dịch:
  • Các ngày thứ 6
  • Các ngày chủ nhật
  • Ngày nghỉ.
 
Continue...


Mối tương quan giữa hàng hóa và các loại tiền tệ hàng hóa

Posted by Jerry Bui on 09:46 0 nhận xét

Tiền tệ hàng hóa là gì?
Tiền tệ hàng hóa là tiền tệ của một quốc gia xuất khẩu rất nhiều các nguyên liệu thô (các kim loại, dầu, nông sản…). Có khoảng 12 quốc gia phù hợp với mô tả này, nhưng các loại tiền tệ hàng hóa được giao dịch nhiều nhất đó là NZD, AUD và CAD. Vì các loại tiền tệ này được gọi là dollar, nên cũng được biết đến như những đồng dollar hàng hóa hay “Comdolls”.

Như vậy, chúng ta có 3 loại tiền tệ hàng hóa được giao dịch tích cực với tính thanh khoản và tính biến động khá cao.

Hàng hóa ảnh hưởng đến các loại tiền tệ hàng hóa như thế nào?

Đối với một quốc gia, nguyên liệu thô chiếm một tỷ lệ xuất khẩu khá cao, giá cả hàng hóa tăng lên có thể làm tăng giá trị đồng tiền của quốc gia đó và ngược lại.

Chúng ta hãy xem xét các loại tiền tệ hàng hóa và sự biến động của chúng tương quan như thế nào với hàng hóa…

CAD và dầu
Dầu chính là máu của thế giới công nghiệp và là một mặt hàng được chú ý và được giao dịch nhiều nhất. Dầu còn có tên khác là “Black Gold” – “Vàng Đen” và người ta còn gọi nó bằng một cái tên khác là “Black Crack”.

Những quốc gia sản xuất và nắm giữ một nguồn dự trữ dầu khổng lồ có thể kiếm lợi khi giá dầu tăng lên, trong đó có Canada. Chúng ta thường gọi những quốc gia này là Black Crack Mafia.

Canada là một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất và dự trữ dầu lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Saudi Arabia. Canada cũng là nước cung cấp dầu nhiều nhất cho Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới. Vì dầu chiếm phần lớn trong nền kinh tế Mỹ nên giá dầu tăng có thể tác động tiêu cực đến nguồn vốn của Mỹ cũng như đồng USD.

Dầu tăng giá tác động tích cực đối với CAD nhưng lại bất lợi cho đồng USD, ngược lại, nếu dầu giảm giá thì bất lợi cho CAD và tốt cho đồng USD. Hãy xem xét biểu đồ tương quan giữa dầu và cặp tiền USD/CAD sau:

Từ biểu đồ, biến động giá của cặp tiền USD/CAD và dầu có liên quan mật thiết với nhau – nghĩa là khi dầu theo xu hướng tăng giá thì cặp tiền USD/CAD lại theo xu hướng giảm giá và ngược lại.
Từ 01/1988, cặp USD/CAD và dầu tương quan nhau 68%. Đây là mối tương quan khá mạnh. Là một nhà đầu tư tiền tệ, biết được điều này có thể bổ sung thêm một công cụ khác vào hộp công cụ của bạn khi phân tích cặp tiền USD/CAD và giúp bạn đưa ra các quyết định giao dịch dài hạn hơn.


AUD và vàng
Vàng là một kim loại được nhiều người ưa chuộng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong giới tài chính, vàng được xem là một công cụ an toàn chống lại lạm phát, là một trong những loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất.

Australia là một trong những quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới, nó chiếm hơn 50% các loại hàng hóa xuất khẩu. Các loại hàng hóa này chiếm một tỷ lệ lớn GDP của Australia, vì thế, rất nhiều nhà đầu tư theo dõi sự tăng và giảm giá của các loại hàng hóa này, đặc biệt là vàng, vì những biến động này có thể ảnh hưởng đến xu hướng của đồng AUD. Chúng ra hãy xem biểu đồ so sánh vàng và AUD.

Đây là biều đồ có khung thời gian tháng so sánh biến động giá vàng và cặp AUD/USD từ tháng 01/1980. Có thể thấy, hai biến động này gần như giống nhau, và từ tháng 01/1980 đến 02/2002, có thể xem vàng là tín hiệu dự báo đối với cặp tiền AUD/USD.

Các “dấu sao đỏ” thể hiện điểm đảo chiều của vàng. Những điểm này dường như xuất hiện trước điểm đảo chiều của cặp AUD/USD. Mối tương quan này thay đổi trong năm 2002 vì biến động của vàng và cặp AUD/USD là hoàn toàn giống nhau cho đến khi vàng đột ngột tăng giá từ năm 2005 đến năm 2006.

Cũng giống như dầu và cặp USD/CAD, nhà đầu tư có thể theo dõi biến động giữa giá vàng và cặp AUD/USD để đưa ra những quyết định giao dịch phù hợp. Đối với những người không thể giao dịch vàng trực tiếp thì mối tương quan mạnh giữa vàng và cặp AUD/USD đưa ra một giải pháp tuyệt vời. Bạn có thể giao dịch AUD/USD trong thị trường ngoại hối giống như giao dịch vàng, mặt hàng được giao dịch trong thị trường hợp đồng giao sau.

NZD

Là hàng xóm của Australia, nền kinh tế New Zealand cũng xuất khẩu rất nhiều loại hàng hóa. Vì vậy, sức khỏe của đồng NZD phụ thuộc vào các mặt hàng xuất khẩu này.


Biểu đồ cho thấy mối tương quan giữa giá cả hàng hóa và đồng NZD trong vòng 25 năm qua.
Kể từ 01/1990, mối tương quan giữa cặp tiền NZD/USD và chỉ số Commodity Research Bureau Index (CRB Index) là khoảng 61% (CRB Index một trong các tiêu chuẩn đánh giá giá cả hàng hóa của thế giới). Vì thế, khi giá cả tăng và giảm, nhà đầu tư có thể tìm kiếm các biến động tương tự đối với cặp NZD/USD vì nền kinh tế New Zealand phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa.

Giống như vàng và dầu, nhà đầu tư có thể thể hiện quan điểm và những ý tưởng của mình bằng các giao dịch cặp NZD/USD.

Như vậy, chúng ta đã biết được mối tương quan giữa hàng hóa và các loại tiền tệ hàng hóa. Nhưng chúng ta cần phải nhớ một số điều trước khi áp dụng những ý tưởng ở đây.

Biến động ngắn hạn trong các loại hàng hóa thường không tác động trực tiếp đến tiền tệ hàng hóa ngay lập tức. Việc phân tích hàng hóa kết hợp với các loại tiền tệ hàng hóa chỉ phù hợp với những tầm nhìn dài hạn, giao dịch và đầu tư dài hạn.

Phải nhớ rằng, mặc dù chúng ta thấy được mối tương quan mạnh giữa hàng hóa và các loại tiền tệ hàng hóa đi chăng nữa thì xuất khẩu cũng chỉ chiếm một phần trong nền kinh tế ấy. Vì vậy, chúng ta phải phân tích tổng thể nền kinh tế của một quốc gia, lãi suấtt cũng như tình hình chính trị của quốc gia đó.

Kết hợp tất cả những yếu tố này và thêm các biến động về hàng hóa, chúng ta có thể thấy được một bức tranh rõ ràng hơn và có thể có những ý tưởng giao dịch tốt hơn đối với các loại tiền tệ này.

Vangvietnam

Continue...


Những Báo Cáo Chủ Đạo Trong Phân Tích Cơ Bản

Posted by Jerry Bui on 09:42 0 nhận xét

Ngoài những tin tức được coi là chủ đạo mình đã nói ở trên, chúng còn có thể theo dõi những chỉ số sau ( đặc biệt cần với các bạn xác định làm một news trader):


-  Chicago Purchasing Manager's index (PMI): Báo cáo này dựa vào một cuộc khảo sát gồm hơn 200 giám đốc bán hàng trong khu vực chicago và được coi là báo cáo dự báo tổng thể tình hình sản xuất trong nước.
Báo cáo giúp dự đoán kết quả của một bản báo cáo quan trọng khác là ISM index, yếu tố chính về tổng quan các hoạt động kinh doanh trong nước. Báo cáo ISM này thường ra sau báo cáo PMI một ngày làm việc. Tương tự như các báo cáo khác, chỉ số ra trên 50 biểu thị sự phát triển còn bất cứ một chỉ số nào dưới 50 đều là dấu hiệu của sự tụt giảm trong hoạt động sản xuất.
Nguồn: Tổ chức Chicago Purchasing
Báo cáo ra vào lúc 10h sáng EST vào ngày làm việc cuối cùng hàng tháng.

-  Philadelphia (Philly) Fed Manufacturing Index: Chỉ số này là một chỉ số về điều kiện sản xuất trong vùng liên bang Philadelphia. Tuy nhiên chỉ số này được rất nhiều người theo dõi vì nó đại diện cho một phần đặc biệt của toàn bộ nền sản xuất ở Mỹ. Báo cáo Philly cung cấp một cái nhìn tổng thể về nền sản xuấat, sự năng xuất và đánh giá sự phát triển. Vì sản xuất là một lĩnh vực trọng điểm nên báo cáo có tầm ảnh hưởng lớn đối với thị trường. Cùng với PMI, Philly Fed Index giúp đoán kết quả của một chỉ số khác được mong đợi hơn rất nhiều – ISM- một chỉ số chủ chốt về tổng thể các hoạt động kinh tế. Chỉ số trên 50 phản ánh sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất trong khi chỉ số dưới 50 biểu thị sản xuất chậm phát triển và ko được đánh giá tốt cho lắm.

Tin ra từ nguồn Philadelphia Federal Reserval Bank ( Ngân Hàng dự trữ liên bang Philadelphia) vào hồi 10 sáng EST thứ 5 lần thứ 3 hàng tháng.

-  Personal Income and consumption: Báo cáo về thu nhập cá nhân (Personal Income report) còn được biết đến dưới cái tên (Personal Income & Outlays) là một thước đo mang tính vĩ mô về thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình, và nắm bắt được hiện trạng của một lĩnh vực chủ chốt trong kinh tế. Nguyên bản báo cnày vốn là một phần của báo cáo tài khoản GDP quốc gia hàng quý. Tuy nhiên hiện nay báo cáo đã được công bố hàng tháng như một phần hoàn toàn riêng biệt. Thu nhập cá nhân đại diện cho tất cả các nguồn thu nhập mà các hộ gia đình nhận được từ tả các nguồn, bao gồm, lương tuần, lương tháng, các thu nhập lao động khác ( bảo hiểm sức khoẻ, lương hưu ...) thu nhập của các chủ nông trang và những chủ doanh nghiệp bình thường., thu nhập cho thuê nhà, cổ tức, lãi xuất thu nhập cá nhân, và cu nhập nhận được từ doanh nghiệp hay chính phủ.

-  Personal Outlays, hay consumer spending ( tạm dịch là chi tiêu cá nhân) bao gồm những hoạt động mua bán tiêu thụ cá nhân (các mặt hàng lâu bền, ko bền, các dịch vụ), lãi xuất được ngân hàng trả cho doanh nghiệp, và các giao dịch trả tiền đi nứơc ngoài. Sức tiêu thụ của khách hàng nhiều hơn chỉ giúp các công ty giàu hơn, tăng lãi, và sinh lời cho thị trường chứng khoán. Chỉ số càng cao thì kinh tế càng mạnh. Tuy nhiên, tiêu thụ cá nhân có thể rất khác nhau dựa trên một mức cơ bản gồm rất nhiều yếu tố. Các hoạt động bán lẻ ( đặc biệt là những mặt hàng đắt đỏ như tự động hoá) sa thải và những chuyển biến của tỉ lệ lãi xuất ngân hàng có thể ảnh hưởng đến mức bán hàng trong một tháng cụ thể. Hãy tìm sự thay đổi trong lương tháng và lương tuần (salary and wages). Sự thay đổi lớn cỡ nào? Và liệu sự thay đề thu nhập cá nhân có phải chỉ xúât hiện chủ yếu ở các mặt hàng lâu bền, ko lâu bền hay các dịch vụ khác ko?

Tin ra từ nguồn Bộ phân tích kinh tế, BEA, Ban thương nghiệp, vào 8h30 sáng EST ngày đầu tiên hàng tháng.

-  Employment Cost Index (ECI): ECI ( tạm dịch là chỉ số chi phí nhân công) là một báo cáo hàng quý được dùng để đánh giá lợi tức các công nhân (hưởng lương tuần và lương tháng) bao gồm cả sự thay đổi về giá nhân công. Giá trị của ECI là ở chỗ nó được dùng để đánh giá chủ yếu về lạm phát. ECI bao gồm 2 yếu tố: lương tuần và lương tháng ( chiếm 75%) bao gồm thu nhập, thưởng, hoa hồng, trợ cấp chi tiêu, và chi phí mà chủ công phải trả cho quyền lợi của nhân công ( chiếm 25%), bao gồm làm việc quá giờ, lợi tức bảo hiểm, và các kế hoạch lương hưu cũng như tiết kiệm. Ý tưởng đằng sau sự phân tích chỉ số này là khi áp lực về lương tăng thì lạm phát cũng tăng bởi vì lợi tcó xu thế tăng trước khi các công ty tăng giá khách hàng.

Khi ECI thể hiện xu hướng tăng hoặc ghi dấu một sự nhảy vọt hơn hẳn mong đợi trong 1 khoảng thời gian cụ thể, điều đó thể hiện, lạm phát đang gia tăng. Thêm vào đó, khi lạm phát tăng, tổng sản lượng và tỉ lệ lãi xuất ngân hàng cũng tăng, dẫn đến trái phiếu giảm giá.

Tin ra từ nguồn bộ thống kê lao động, ban lao động lúc 8h30 sáng các tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10.


-  Durable goods orders: còn được gọi là Advance Report on Durable Goods Manufactures' Shipment &Orders ( tạm dịch là báo nâng cao về các đơn đặt hàng và các chuyến chuyển hàng của các nhà sản xuất mặt hàng bền lâu), báo cáo này cung cấp số lượng khoảng bao nhiêu chuyến vận chuyển các mặt hàng lâu bền ( tức là các mặt hàng có tuổi thọ trung bình từ 3 năm trở lên) và những đơn đặt hàng chưa thực hiện của mặt hàng này . Yếu tố này là thước đo về sản xuất và việc làm trong lĩnh vực mặt hàng lâu bền.

Một chỉ số gia tăng biểu thị nhu cầu và sức sản xuất đang tăng mạnh ( và theo đó giá tiền cũng tăng lên) trong khi một chỉ số thụt giảm thể hiện nhu cầu và sản xuất yếu kém hơn. Durable Goods Orders là 1 trong những yếu tố biểu thị sớm nhất nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp đối với các loại dụng cụ. Mức tiêu thủa các mặt hàng tăng giúp làm giảm đi khả năng lạm phát.

Tin từ bộ điều tra số liệu, ban thương mại vào lúc 8h30 sáng khoảng 26 hàng tháng.

-  Industrial Production and Capacity Utilization: Tỉ lệ Industrial Production and Capacity Utilization là những yếu tố chủ chốt biểu thị hiện trạng của một nền kinh tế và những khâu của vòng tròn kinh tế. Đặc biệt Industrial Production phản ánh mức đầu ra của các ngành công nghiệp như mỏ quặng, sản xuất, và các dịch vụ cộng đồng, và đóng vai trò như một yếu tố chính (lương cao) cho thị trường việc làm của các ngành sản xuất. Vì vậy, nó đóng một vai trò đặc biêệ quan trọng trong sự thay đổi về thu nhập cá nhân. Tỉ lệ Capacity Utilization đánh giá mức độ sản xuất theo số lượng sản xuất, và thường được dùng để theo sức ép lạm phát được gây ra bởi sức ép của các nguồn cung và các chi tiêu đầu tư chủ chốt trong lĩnh vực sản xuất.

Industrial Production được quyết định bởi nguồn cầu và sản xuâất là yếu tố chủ chốt một nền kinh tế. Chỉ số mở ra cánh cửa dẫn đến lĩnh vực sản xuất và có những liên hệ tới phần khách hàng qua những y yếu tố như công việc lương cao, cũng như có liên quan tới lĩnh vực dịch vụ và các hoạt động xây dựng.

Capacity Utilization rates, ngược lại, lại được sử dụng để nắm bắt xem liệu nền kinh tế còn có thể phát triển ở tỉ lệ nhanh hơn được nữa ko. Liệu mức sử dụng có thể được đẩy mạnh bằng cách kích thích để ko tăng mức sản xuất vượt qúa khả năng tối đa có thể – một khoảng đầu ra nằm trong giới hạn giưã tình trạng sản xuất hiện tại và sản xuất giàu tiềm năng mà ko gây ra lạm phát . Nếu chỉ số này trên mức 85% thì đó là một dấu hiệu xấu cảnh tình về sức ép lạm phát, điều dẫn đến tỉ lệ lãi xuất tăng cao.

Tin từ hội đồng các nhà cầm quyền nguồn dự trữ liên bang ( Federal Reserve Board of Governors) ra lúc 9h15 phút sáng ngày 15 hàng tháng.

-  International Trade in Goods & Services: (tạm dịch là báo cáo hoạt động thương mại quốc tế của lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ): Báo cáo thưong mại quốc tế, đánh giá sự khác nhau giữa xuất nhập khẩu của sản phẩm và dịch vụ của Mỹ, bao gồm cả hàng hoá và dịch vụ. Báo cáo tượng trưng cho một phần quan trọng của bức tranh kinh tế vì nó phản ánh hiện trạng nhu cầu nội địa đối với việc nhập khẩu nước ngoài cùng với nhu cầu của nước ngoài đối với xuất khẩu của Mỹ. Vì mối quan hệ lẫn nhau giữa các quốc gia, những thay đổi trong nguồn thương mại cũng ảnh hưởng điá trị của đông đô Mỹ và các đồng tiền khác trong thị trường trao đổi ngoại tệ.

Hiệu ứng của các thông số thương mại này thường là rất phức tạp. Vì thị trường fx phản ứng với dòng chảy thương mại quốc tế, thị trường tiền và trái phiếu cũng ảnh hưởng theo. Sự gia tăng đột biến trong chỉ số nhập khẩu của Mỹ có thây ra sự thụt giảm trầm trọng của đồng đô vì nhập khẩu được trả bởi đồng đô của Mỹ dẫn đến vịêc nước ngoài nắm giữ một khối lượng lớn đồng đo và giá trị trao đổi tiền tệ của đồng đô bị sụt giảm. Điều này còn làm tăng giá trị nhhẩu và hạ giá xuất khẩu của Mỹ vì đồng đô được dùng để nhập khẩu đã đi ra nước ngoài. Cuối cùng mức nhập khẩu sụt giảm vì thu nhập thấp và giá nhập lại tăng lên. Cùng lúc đó sự tăng trưởng của nước ngoài lại gia tăng vì nước Mỹ nhập khẩu nhiều hơn và giá xuất khẩu lại rẻ hơn.

Rất gần đây thôi, sự phát triển mạnh mẽ của Mỹ và chính sách tiền tệ tương đối chặt chẽ súôt hơn 5 năm qua đã giúp tiền Mỹ rất được ưa chuộng, khiến cho các mặt hàng của Mỹ rất đắt đỏ cho nước ngoài và các mặt hàng nước ngoài lại rẻ mạt cho dân Mỹ. Hậu quả của việc này có 2 khía cạnh: thứ nhất, sức ép lạm phát giảm nhẹ vì nhập khẩu thấp đi. Điều này còn cho phép lãi xuất ngân hàng giảm đi theo lãi xuất nước ngoài, và có hệu quả kích thích sản xuất và việc làm trong nước ở các lĩnh vực mà cần đầu vào từ nước ngoài. Khía cạnh thứ 2 là giảm nhẹ đáng kể sự thâm hụt thương mại – khiến cho Mỹ phải vay tiền nước ngoài mỗi năm. Điều này có nghĩa là tăng lãi xuất để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài và dẫn đến một nguồn thu nhập đầu tư khổng lồ từ nước ngoài, làm đẩy giá trị của đồng Mỹ lên.
Nguồn từ bộ thống kê số liệu, ban thương mại. News ra lúc 8h30 sáng ngày 19 hàng tháng.

Vietfx.com
Continue...


Sử dụng những phân tích cơ bản về thị trường để tránh rủi ro

Posted by Jerry Bui on 09:40 0 nhận xét

Tôi nhận được nhiều câu hỏi từ những nhà giao dịch ít kinh nghiệm liên quan, là làm thế nào để học và nghiên cứu một cách tốt nhất “ những quy tắc cơ bản“ trên các thị trường. Không có cách nào nhanh chóng và dễ dàng để học những quy tắc về thị trường này, và tôi cũng không biết quyển sách nào chỉ tập trung những kiến thức phân tích các biến động của thị trường quyền chọn tương lai.

Nguyên nhân những quyển sách phân tích các biến động của thị trường tương lai rất hiếm là vì các vấn đề chủ chốt về lĩnh vực này quá rộng.

Đây chỉ là một sự hiểu biết vi mô về các nhân tố cơ bản vĩ mô ảnh hưởng đến hàng hóa và giá cả tài chính ở tương lai như: thời tiết, tình hình chính trị trên thế giới, những sở thích tiêu dùng và yêu cầu của khách hàng, các nguồn cung cấp vật liệu của hàng hóa, sự lạm phát, lãi suất, giá trị tiền tệ và những căn bệnh tự nhiên.

Tôi đã may mắn với công việc liên quan đến lĩnh vực về quyền chọn tương lai. Khi tôi là một phóng viên và biên tập cho tờ FWN , tôi đã buộc phải học các kiến thức cơ bản đang tác động đến tất cả thị trường liên quan đến phần việc của mình, bao gồm tất cả những thị trường của Mỹ và các hoạt động giao dịch quốc tế. Tôi đã phải nói chuyện với những nhà giao dịch và những nhà phân tích thị trường mỗi ngày trong suốt 12 năm qua, những điều liên quan đến các quy tắc cơ bản đã tác động đến thị trường chung mà tôi đang phải báo cáo. Quả thực, rất ít người có cơ hội để học hỏi về những quy tắc cơ bản của thị trường.

Một điều quan trọng phải nhớ là những quy tắc căn bản này luôn tiếp tục biến đổi trên thị trường . Ví dụ như bạn đọc trên tờ báo Wall Street Journal hoặc một tạp chí liên quan thì có thể những quy tắc căn bản thị trường này có thể lạc hậu so với tin tức trong tuần tới hoặc có thể sớm hơn tuần tới.

Nhiều nhà giao dịch cảm thấy “ hụt hẫng” khi họ cố gắng giao dịch ở một thị trường mà họ biết rất ít các yếu tố căn bản đang tác động tới thị trường đó. Song, như tôi đã nói, để học và nắm bắt kịp những điều căn bản trên một thị trường (hoặc trên một vài thị trường) cần trọn cả khoảng thời gian làm việc trong ngày (hoặc hơn thế nữa). Đa số những nhà đầu cơ trên thị trường tương lai dành trọn cả ngày làm việc của mình và giao dịch như là sở thích và cũng là một nghề “thứ hai”, Vậy một nhà giao dịch cần làm những gì?

Đầu tiên, việc nghiên cứu các phân tích về những yếu tố kỹ thuật sẽ dẫn đến sự do dự khi theo sát tất cả các nhân tố cơ bản tác động đến giá cả của thị trường quyền chọn tương lai. Nên nhớ rằng những biến động của giá cả trên thị trường tương lai và lịch sử biến động của giá bao gồm cả số lượng hàng hoá là sự phản ánh hỗn hợp của mỗi tin tức sự kiện và/hoặc yếu tố cơ bản khác được đưa ra cho tất cả những nhà giao dịch như hoạt động giá cả cũng như nhiều nhân tố dự định và sự đầu cơ về triển vọng tương lai, những tin tức tương lai trên thị trường.

Tuy vậy, để tránh cảm giác “trống rỗng” khi bước chân vào giao dịch thì dưới đây sẽ là một số lời khuyên hữu ích liên quan đến việc nghiên cứu và học tập những quy tắc nền tảng của thị trường:

Bạn nên biết thị trường bạn mà đang giao dịch sẽ tạo ra những loại tiền lời nào, giá trị hợp đồng, nếu nó theo một quy luật tự nhiên, tiền sinh ra là cố định hoặc cả hai, ngày thông báo đầu tiên là ngày nào và ngày giao dịch cuối cùng là khi nào. Những thông tin này miễn phí và có sẵn trên các website về giao dịch ngoại hối. Ví dụ nếu bạn giao dịch trái phiếu ngày T của Mỹ thì bạn nên biết rằng các giá được mua bán 1 điểm là 1/32, dựa trên tỷ suất là 6% . Bạn không phải trở thành một chuyên gia về tỷ suất nhưng bạn nên có sự hiểu biết về những khái niệm chung. Đọc về thị trường ngoại hối là cách tốt để bắt đầu việc học các quy tắc cơ bản.


Internet là một công cụ hữu ích giúp bạn học được những quy tắc cơ bản về thị trường quyền chọn tương lai mà không tốn một đồng nào. Hãy sử dụng những công công tìm kiếm quen thuộc của bạn và tiến hành một cuộc tìm kiếm trên thị trường mà bạn quan tâm. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã sử dụng từ ”quyền chọn tương lai” trong cụm từ tìm kiếm, điều đó sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi cần tìm.

Đây là sự báo trước những quy tắc căn bản của thị trường: Những nhà giao dịch chuyên nghiệp đã dự đoán trước được những điều này, và nhân tố các quy tắc cơ bản nhiều lần đã ảnh hưởng đến sự biến động giá cả trước khi nó thật sự xảy ra. Thật ra, điều này thường xuyên xảy ra trên thị trường quyền chọn tương lai. Chẳng hạn như nhu cầu dầu đốt nóng sẽ gia tăng vào cuối mùa thu và mùa đông, vì vậy giá của dầu khi thực hiện quyền chọn tương lai trong mùa này thì cao hơn so với mùa hè. Một nhà giao dịch chưa có kinh nghiệm có lẽ sẽ nghĩ rằng thật là ngốc khi tiến hành hợp đồng tương dầu đốt nóng đáo hạn Tháng Mười hai vào Tháng Chín. Tuy nhiên, cứ giữ suy nghĩ là những nhà giao dịch chuyên nghiệp và những nhà buôn biết điều đó, và họ thường đưa những nhân tố theo mùa vào giá hợp đồng dầu đốt đáo hạn Tháng Mười hai.

Các nhà lãnh đạo kinh tế Mỹ báo cáo rằng: thỉnh thoảng có một tác động quan trọng trên các thị trường. Các tổ chức kinh tế cũng đăng những báo cáo tác động đến thị trường tương lai. Thậm chí những đánh giá phân tích riêng có thể làm xê dịch thị trường. Hãy cố gắng mà hoc những bảng báo cáo hoặc những bài phân tích vì có khả năng điều đó sẽ là cần thiết cho việc giao dịch trên thị trường mà bạn mong muốn. Trước tiên, bạn hãy ưu tiên cập nhật những bản báo cáo định kỳ hoặc những dự báo mà có khả năng ảnh hưởng đến thị trường của bạn. Ví dụ như bạn đang nghĩ về việc tạo dựng một vị thế trên thị trường trái phiếu ngày T và những bảng báo cáo công việc trên thị trường Mỹ đã trở nên cũ so với ngày hôm sau, có lẽ bạn muốn chờ cho đến khi bảng báo cáo được đưa ra trước khi đến tay bạn. Báo cáo công việc có thể đánh bại thị trường trái phiếu trong vài phút sau khi nó được công bố, và điều đó cũng có thể là dấu chấm hết cho danh tiếng của bạn trên thị trường.

Nếu bạn muốn giao dịch các thị trường quyền chọn tương lai, thì các báo như Wall Street Juornal và Investors Business Daily có các mục về: trái phiếu, các chỉ số chứng khoán, hệ thống tiền tệ,v.v… Hãy đọc những sự kiện cơ bản tác động vào những thị trường này như thế nào để nó giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cơ bản hơn.

Nếu bạn giao dịch hàng hóa như: vải bông, cà phê hoặc côca thì ít khó khăn hơn là tìm ra các nguồn tin căn bản mà không phải tốn tiền. Bạn muốn đặt mua một dịch vụ tin tức như OsterDowJones, đó là nơi mà các phóng viên chuyên săn lùng tin tức tác động đến các thị trường trên khắp Thế giới đặc biệt quan tâm đến. Bộ nông nghiệp Mỹ với trang web thường đưa tin về nhiều loại hàng hóa giao dịch trên thị trường quyền chọn tương lai, bao gồm không chỉ những mặt hàng lương thực chủ yếu của Mỹ mà còn các mặt hàng khác như cà phê và nước cam ép.

Cuối cùng, những nhà giao dịch phải xem những kiến thức cơ bản về thị trường như là một bí quyết trong nghệ thuật giao dịch của mình. Nhà giao dịch nào càng có nhiều bí quyết thì nhà giao dịch đó càng thành công.


Vietfx.com
 
Continue...


Các chỉ số kinh tế Mỹ - Phần 2: Tầm quan trọng

Posted by Jerry Bui on 09:39 0 nhận xét

1. Tầm quan trọng của Chỉ số ISM sản xuất

Chỉ số ISM sản xuất của một nước có được từ cuộc khảo sát về tình hình sử dụng lao động, sản xuất, đơn đặt hàng, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào và tình hình lưu kho của hơn 300 hãng sản xuất. Chỉ số tổng hợp từ việc phân tích các yếu tố này cho thấy được tình hình hiện tại của quốc gia đó, nếu chỉ số này cao hơn 50% cho thấy khu vực sản xuất của quốc gia đó đang mở rộng và ngược lại.

Chỉ số này là một dữ liệu kinh tế quan trọng các nhà đầu tư cần theo dõi khi đánh giá nền kinh tế và sức hấp dẫn của các kênh đầu tư tại một giai đoạn nhất định. Cụ thể, nếu như chỉ số ISM khả quan, cho thấy lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực sản xuất tăng cao, cổ phiếu của các công ty này cũng sẽ tăng giá. Ngược lại, thị trường trái phiếu lại ưa chuộng một sự phát triển ổn định, nên thị trường này sẽ trở nên rất nhạy cảm nếu chỉ số ISM cao cho thấy nền kinh tế đang phát triển nhanh và có những dấu hiệu lạm phát gia tăng.

Chỉ số sản xuất ISM cung cấp chi tiết về tình hình ngành sản xuất của một quốc gia, và vì đây là một lĩnh vực thường chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế, khi chỉ số này được công bố, nó thường có những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường. Đây cũng là một chỉ số mà Cục dự trữ liên bang Mỹ quan tâm theo dõi nhằm nắm bắt thông tin nền kinh tế để đưa ra mức lãi suất phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

2. Tại sao phải theo dõi chỉ số giá tiêu dùng CPI?

Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số về giá hàng hóa và dịch vụ được mua chủ yếu bởi người tiêu dùng thành phố. Chỉ số giá tiêu dùng thường được viết tắt là CPI, do Cục Thống kê Lao động khảo sát và công bố hàng tháng, sử dụng số liệu giá cả từ cuộc khảo sát tỉ mỉ 25 ngàn cửa hàng bán lẻ và số liệu từ Khảo sát chi tiêu tiêu dùng.

CPI là một trong những chỉ số giá kinh tế vĩ mô được công nhận rộng rãi nhất, chỉ đứng sau chỉ số Dow Jone Averages trong cuộc cạnh tranh tính phổ biến của chỉ số giá. CPI được sử dụng không chỉ là chỉ báo về mức giá cả và lạm phát mà còn để chuyển đổi các chỉ báo kinh tế trên danh nghĩa vào thực tế và để điều chỉnh lạm phát tiền lương và thu nhập.

CPI được xem là sự phản ánh một phương diện rất quan trọng trong thị trường và nó được người ta biết đến như là lạm phát. Giá trị ẩn chứa trong chính chỉ số này chính là thước đo lạm phát giá cả của chính người tiêu dùng mà được xem là bánh xe di chuyển nền kinh tế. Chỉ số này được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau.
Điều quan trọng và then chốt nhất là tỷ lệ tăng giá cả trong một khoảng thời gian nào đó, mà sự gia tăng CPI là một chỉ báo rất chắc chắn về lạm phát liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và do đó nó phản ánh sức khỏe của nền kinh tế. Vì đây là bản chất giá trị nhất nên nó được sử dụng để điều chỉnh tiền lương mà lương là chìa khóa duy trì sự tăng trưởng. Vì thế nếu tỷ lệ lạm phát vượt qua mức thu nhập cá nhân thì nó ảnh hưởng đến mức độ chi tiêu trong nền kinh tế từ đó ảnh hưởng đến mức độ nhu cầu và sản xuất.

Như chúng ta biết, sức mạnh của đồng tiền là kết quả của nền kinh tế hiện tại, do CPI là một chỉ báo quan trọng về lạm phát nên sự gia tăng ở số liệu CPI có nghĩa là sự tăng trưởng và niềm tin sẽ cao hơn ở nền kinh tế dẫn đến đồng tiền mạnh hơn, mà đây là kết quả tích cực. Đối với thị trường chứng khoán thì khi CPI tăng dẫn đến bánh xe phát triển chạy tốt rồi ảnh hưởng tích cực đối với thị trường chứng khoán. Lấy vị dụ khi CPI của Mỹ tăng cao thì đồng USD sẽ mạnh lên dẫn đến thị trường chứng khoán phục hồi và vàng có xu hướng giảm giá. Nếu CPI thấp hơn kỳ vọng thì hệ quả sẽ ngược lại.

Trong trường hợp ngoại lệ khi trọng tâm của nền kinh tế là hạ thấp lạm phát thì số liệu CPI ở mức cao được xem là một chỉ báo xấu đối với nền kinh tế dẫn đến nền kinh tế đó phải điều chỉnh chính sách tiền tệ để duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát nguy cơ lạm phát.

3. Tầm quan trọng của chỉ số PMI Chicago

Chỉ số quản lý sản xuất (PMI) khu vực Chicago là một chỉ báo về sức khỏe kinh tế của ngành sản xuất. Chỉ số PMI dựa trên cơ sở 5 chỉ báo quan trọng: đơn hàng hóa mới, mức độ hàng tồn kho, sản lượng, đơn hàng vận chuyển của nhà cung cấp và môi trường việc làm.

PMI trên mức 50 thể hiện sự mở rộng phát triển ngành sản xuất so với tháng trước. PMI dưới 50 thể hiện thực tế ngược lại trong khi PMI ở mức 50 thì không cho thấy sự thay đổi nào.

Nhìn chung tầm quan trọng của chỉ số PMI Chicago được coi là quan trọng và dường như rõ ràng đối với thị trường hối đoái. Vì thế vào thời điểm chỉ số này hoặc bất kỳ thành phần nào của nó cho thấy giá trị tăng thì sẽ dẫn đến sự gia tăng sản lượng mà điều đó được xem là một nhân tố cơ bản để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cần thiết. Khi đó sức ảnh hưởng của chỉ số này sẽ hỗ trợ cho đồng tiền của Mỹ tăng giá trị.

Mặt khác nếu tăng trưởng kinh tế có triển vọng hơn thì nhân tố lạm phát theo thời gian có thể gia tăng trong tình hình kinh tế sẽ bắt đầu thúc đẩy giá cả leo thang. Để đối phó với mối đe dọa về sự ổn định giá cả thì chính phủ phải tiến hành các chính sách tiền tệ khác nhau nhằm kích thích và đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế mạnh. Chỉ số PMI Chicago có cùng tầm ảnh hưởng như thế đối với các cổ phiếu công nghiệp trong thị trường chứng khoán Mỹ.

4. Tầm quan trọng của Chỉ số niềm tin tiêu dùng Michigan

Chỉ số niềm tin tiêu dùng Michigan là chỉ báo khảo sát niềm tin của người tiêu dùng do Đại học Michigan tiến hành.
Chỉ số này ngày càng trở nên hữu ích hơn đối với những nhà đầu tư. Nó phản ánh thái độ chi tiêu kinh tế của người tiêu dùng.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng Michigan gây ảnh hưởng đến những thị trường tiền tệ một cách đáng kể, vì vậy sự cải thiện xuất hiện trên bất kỳ thành phần nào của chỉ số này sẽ tạo ra một sự gia tăng trong sản lượng, từ đó đạt được những mức tăng trưởng kinh tế mà nước Mỹ kỳ vọng đạt được mục tiêu là củng cố và làm mạnh thêm đồng USD.
Chỉ số này cũng có tầm ảnh hưởng tương tự đối với thị trường chứng khoán.

5.Mức độ quan trọng của số liệu đơn hàng hóa lâu bền

Là một loại hàng tiêu dùng, hàng hóa lâu bền là những sản phẩm không phải được mua thường xuyên. Một số ví dụ về hàng hóa lâu bền như trang thiết bị, đồ dùng gia đình và văn phòng, thiết bị làm vườn, hàng điện tử, đồ chơi, công cụ nhỏ, sản phẩm thể thao, thiết bị quay hình và trang sức.

Hàng tiêu dùng thường được phân chia thành 2 loại là hàng hóa lâu bền và hàng hóa không lâu bền. Hàng hóa lâu bền lâu bền là những sản phẩm mà người tiêu dùng mua để sử dụng lâu dài như TV, tủ lạnh.
Thông thường thì hàng hóa lâu bền có ảnh hưởng nhẹ đến thị trường tiền tệ nên mức độ quan trọng của chỉ số này ở độ tương đối.

Nói chung tỷ lệ hàng hóa lâu bền tăng cho thấy sản lượng hàng hóa tăng có ảnh hưởng tích cực đối với toàn bộ tăng trưởng kinh tế dẫn đến cải thiện nền kinh tế và tạo sức ép theo chiều hướng tăng đối với tiền tệ.
Ảnh hưởng của số liệu hàng hóa lâu bền đối với thị trường chứng khoán cũng ở mức rất nhẹ bởi vì nó ảnh hưởng đáng kể đối với các công ty chuyên sản xuất hàng hóa đó song có thể không có ảnh hưởng đến toàn bộ chỉ số chứng khoán chuẩn bởi vì chỉ số tính đến cả những cổ phiếu của các công ty thuộc nhiều ngành khác.

6. Tại sao nên quan tâm theo dõi doanh số nhà hiện có?

Doanh số nhà hiện có là một chỉ số đo lường tỷ lệ bán nhà tiền sở hữu được Hiệp hội Bất động sản Quốc gia Mỹ thống kê từ 650 tổ chức bất động sản trực thuộc.

Báo cáo doanh số nhà hiện có là một chỉ báo tốt về hoạt động ở ngành bất động sản mà doanh số nhà hiện có chiếm gần 70% tổng doanh số bất động sản, do doanh số bất động sản phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ cầm cố mà trong giai đoạn suy thoái thì doanh số nhà hiện có thường yếu do nhu cầu yếu nhưng nếu qua thời kỳ suy thoái kinh tế thì doanh số nhà hiện có sẽ mạnh do nhu cầu ngày càng tăng dần tích lũy qua thời kỳ suy thoái.

Vì thế doanh số nhà hiện có liên quan trực tiếp với tỷ lệ cầm cố và do đó sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát nếu lãi suất tương đối cao mà điều này sẽ dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu cho vay cầm cố vì giá nhà đắt nên người dân khó mua nhà. Số liệu này cũng có ảnh hưởng đến các chỉ báo khác. Chẳng hạn như khi người dân mua nhà mới thì họ cần tủ lạnh, máy giặt, máy sấy và đồ đạt cùng nhiều hàng hóa lâu bền và không lâu bền khác. Mặt khác bên bán nhà sẽ có tiền để chi tiêu kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng phát triển phán ánh ở niềm tin của người tiêu dùng vào nền kinh tế và thoái quen chi tiêu.

Những khuynh hướng trong số liệu doanh số nhà hiện có mang lại những ám chỉ có giá trị cho cổ phiếu của các công ty xây dựng, các ngân hàng cho vay cầm cố và các công ty sản xuất hàng nội thất. Nhìn chung chỉ báo này có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán, tiền tệ cũng như thị trường vàng.

7. Tại sao nên tìm hiểu Good Friday?

FED cắt lãi suất với mức thấp hơn kỳ vọng, nỗi lo sợ về suy thoái và cuộc khủng hoảng tín dụng liên miên đang hợp lại đóng vai trò quan trọng trong những lý giải khác nhau cho vấn đề điều gì sẽ xảy ra trong thị trường. Các thị trường đang đi xuống và những nỗi lo sợ từ sự dao động không thể giải thích nổi trong tiền tệ và hàng hóa đang gây chý nhất lớn nhất đối với dư luận. Đồng USD đang mạnh lên, chống chọi với những ngoại tệ mạnh như EUR.

Chúng ta đã trải qua phần lớn một tuần lễ với những biến động bất ngờ trên các thị trường. Và ngày mai lại là một ngày rất đặc biệt: Thứ Sáu Tuần thánh (Good Friday).

Chú ý: Khi nghỉ lễ Good Friday thì phần lớn các thị trường trên thế giới và các ngân hàng đều đóng cửa, một số ngân hàng ở Nhật và Mỹ vẫn hoạt động. Tính thanh khoản và khối lượng giao dịch thường rất thấp vào ngày nghỉ lễ này. Một kỳ nghỉ dài 21-03, 22-03, 23-03 và 24-03 ( lễ Easter Day, một số thị trường đóng cửa, thị trường Mỹ vẫn hoạt động), do đó có khả năng giới đầu tư trên thị trường sẽ đóng trạng hoặc chốt lời tránh rủi ro trước khi vào kỳ nghỉ.

Thứ Sáu Tuần Thánh (hay Thứ Sáu Tốt lành) là một ngày lễ diễn ra vào thứ Sáu trước Lễ Phục Sinh (Easter Day). Lễ này kỷ niệm sự đóng đinh vào thập giá và sự chết của Chúa Giêsu tại Canvary.

Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày lễ linh thiêng đối với người theo Kitô giáo. Đặc biệt vào ngày này, cầu nguyện thường được coi trọng với việc đọc những đoạn Phúc âm viết về những sự việc dẫn tới sự đóng đinh Giêsu vào thánh giá. Kitô giáo coi sự đóng đinh vào thánh giá là một hành động tự nguyện và được trao phó của Giêsu, và bởi đó, cùng với việc phục sinh vào ngày thứ ba, đã chiến thắng sự chết.

Công giáo La Mã, ngày này được chỉ định giữ chay và kiêng thịt tức là chỉ có một bữa ăn đầy đủ hay hai bữa nhỏ. Ở Mỹ, đây không phải một ngày kiêng làm việc, tuy nhiên, người ta chỉ làm việc cho đến khi bắt đầu việc phụng tự buổi chiều. Ở Mỹ Latinh, mọi tín đồ Công giáo kiêng làm việc vào ngày này (cũng như Thứ Năm Tuần Thánh). Vào buổi chiều, nghi lễ La Mã được bắt đầu khoảng từ ba giờ chiều, tương ứng với thời gian Chúa Giêsu chết được viết trong Phúc âm. Một số nước, ngày này là một ngày nghỉ chính thức - bao gồm một loạt việc đọc và suy niệm Kinh Thánh.

Trong nghi lễ Latinh truyền thống, một linh mục sẽ đọc đoạn Phúc âm viết về Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu cùng với ba người trợ tế. Không giống việc phụng tự vào những ngày khác, vào Thứ Sáu Tuần Thánh, những tấm khăn màu tím bao trùm các ảnh tượng, và một cây thánh giá đặt gần bàn thờ để tín đồ có cơ hội để tôn kính. Việc phụng tự truyền thống là bao gồm một loạt những can thiệp hình thức, long trọng và có xu hướng bền bỉ, ít có sự cải biến, thậm chí trải qua thời gian dài.

Nhìn chung, do các hàng hóa khác có mối liên quan với vàng nên cùng với đợt giảm giá của vàng với những dấu hiệu về một cuộc suy thoái lan rộng ở Mỹ thì nhu cầu tiêu thụ dầu tại nước này sẽ giảm do sản xuất dầu trì trệ.

Tổng hợp những yếu tố đó thì có thể đưa ra sự giải thích hợp lý cho sự giảm giá của EUR và vàng trở thành đối tượng chốt lời trong thời điểm hiện nay.

8.Tại sao nên theo dõi phiên họp của FOMC

Ủy ban Điều hành Thị trường Mở của FED (FOMC) bao gồm 7 Thống đốc của Hội đồng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và 5 chủ tịch các ngân hàng chi nhánh FED. FOMC tổ chức hội nghị 8 lần trong năm nhằm quyết định khuynh hướng ngắn hạn của chính sách tiền tệ. Những thay đổi chính sách tiền tệ sẽ được công bố ngay sau những phiên họp của FOMC.

Một trong những quyết định quan trọng nhất của FOMC là quyết định lãi suất cơ bản cho vay qua đêm liên ngân hàng qua các hoạt động chứng khoán giữa các tổ chức tài chính với nhau.

Các thị trường tài chính rất nhạy cảm với bất kỳ sự tăng lãi suất nào do điều đó sẽ dẫn đến sự kiểm soát tăng trưởng kinh tế cũng như khiến cho nó thiếu hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư mua chứng khoán bằng đồng USD sinh lời cao. Vì thế tăng lãi suất sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường chứng khoán và cả thị trường trái phiếu đồng thời sẽ khiến cho tiền tệ hấp dẫn hơn để mua các ngoại tệ khác và các công cụ tài chính. Do nó là một chỉ báo tốt về sức khỏe và sự tăng trưởng kinh tế nên sẽ được phản ánh trên đồng tiền của nền kinh tế đó.

Nói tóm lại tăng lãi suất sẽ có hệ quả tích cực đối với USD và tiêu cực với thị trường chứng khoán và ngược lại.

9.Tầm quan trọng của dòng vốn đầu tư dài hạn

Dòng vốn đầu tư dài hạn là chỉ báo về sự chênh lệch giữa dòng tiền mặt ròng lưu thông vào một đất nước và dòng tiền mặt ròng chảy ra ở các khoản đầu tư nội địa, các khoản đầu tư nước ngoài và tài chính cá nhân, cho thấy rằng người tiêu dùng trong nước và nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng đầu tư vốn của mình trong nước ở các doanh mục đầu tư thị trường chứng khoán, cho vay cầm cố thứ cấp, các ngành công nghệ hay xuất khẩu hàng hóa.

Dòng vốn đầu tư dài hạn chỉ báo tầm quan trọng khi thị trường tiền tệ ôn hòa, mà theo đó dòng tiền lưu thông gia tăng cho thấy sự chỉ báo rõ ràng về vốn đầu tư gia tăng trong nước dù đó là nguồn vốn đầu tư nội địa hay nước ngoài thì việc xem xét đến những cải thiện chung cho thấy người tiêu dùng và nhà đầu tư nước ngoài gia tăng sẵn sàng đầu tư vốn của họ trong môi trường kinh tế của nước đó, cuối cùng sẽ dẫn đến sự gia tăng cung tiền. Kết quả là toàn bộ tình hình kinh tế sẽ khỏe mạnh và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khác nhau dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế khả quan sẽ hỗ trợ và cũng cố sức khỏe đồng tiền của đất nước.

10. Tại sao phải theo dõi doanh số bán lẻ?

Doanh số bán lẻ chính là chỉ số đo lường hàng tháng về tất cả các hàng hóa bán ra của các công ty bán lẻ dựa trên một kho hàng lẻ mẫu với chủng loại và kích cỡ khác nhau. Chỉ số doanh số bán lẻ thường được xem là chỉ báo về niềm tin tiêu dùng. Thông thường doanh số bán lẻ của Mỹ được công bố vào lúc 8:30 (giờ New York) vào ngày thứ 12 của mỗi tháng, báo cáo này phản ánh số liệu của tháng trước.

Đây là một báo cáo “trước” mà có thể được kiểm duyệt lại đầy đủ sau khi những số liệu cuối cùng được tính toán. Nhiều nhà phân tích xem xét đến số liệu trừ ô tô, tức là trừ đi số liệu doanh số bán ô tô. Báo cáo này không tính đến chi phí ngành dịch vụ vì thế nó thể hiện ít hơn một nửa tổng tiêu dùng trong tháng. Tuy nhiên những số liệu này vẫn đươc theo dõi kỹ như là chỉ báo sức khỏe nền kinh tế.

Chính vì được coi là trái tim của nền kinh tế cho nên doanh số bán lẻ có ảnh hưởng chung đến giá trị của thị trường. Thực tế chỉ là thước đo toàn bộ hàng hóa bán lẻ của cả nước nên có thể có tầm quan trọng không đáng kể song thực tế thì ngược lại. Tầm quan trọng của doanh số bán lẻ thể hiện ở nhiều yếu tố. Nó là sự phản ánh rất rõ ràng về niềm tin tiêu dùng mà khi doanh số bán lẻ cao hơn thì người dân có niềm tin cao hơn về nền kinh tế, do đó họ chi tiêu nhiều tiền hơn để mua hàng hóa lâu bền và không lâu bền.

Doanh số bán lẻ còn có thể được xem là chỉ báo lạm phát bởi vì sức ép giá cả đối với người tiêu dùng và hệ quả của chúng cùng với mức độ nhu cầu cao hơn có thể tạo ra mức độ lạm phát cao hơn. Từ đó cho thấy doanh số bán lẻ có thể là một chỉ báo rất quan trọng đối với sức khỏe của bất kỳ nền kinh tế nào vì thế doanh số bán lẻ cũng là một chỉ báo quan trọng về chi tiêu của người tiêu dùng khi nó thể hiện một tỷ lệ đáng kể về số liệu GDP. Khi doanh số bán lẻ cao hơn cùng với thoái quen chi tiêu và niềm tin của người tiêu dùng kéo theo sẽ tốt hơn mà vì thế sẽ dẫn đến nền kinh tế khỏe mạnh hơn.

Từ thực tế cho thấy người ta có thể dự đoán sức ảnh hưởng của doanh số bán lẻ đối với thị trường vàng, ngoại hối và chứng khoán. Lấy ví dụ khi doanh số bán lẻ cao hơn có nghĩa là nền kinh tế khỏe hơn dẫn đến sự tăng trưởng mạnh hơn khiến mức độ lạm phát cao thì dẫn đến khả năng tăng lãi suất. Khi ấy đồng tiền ở nước đó sẽ tăng giá. Đơn cử nếu USD tăng giá thì vàng sẽ giảm giá. Kinh tế phát triển thì thị trường chứng khoán sẽ phục hồi.
Continue...


Các chỉ số kinh tế Mỹ - Phần 1: Các khái niệm

Posted by Jerry Bui on 09:06 0 nhận xét

1. Chỉ số giá sản xuất (PPI)
Ý nghĩa: Chỉ số (1982=100) đo lường sự thay đổi về giá thu được từ các nhà sản xuất hàng hóa nội địa trong tất cả các giai đoạn gia công (vật liệu thô, vật liệu trung gian, sản phẩm hoàn tất).
Ngày công bố:Vào khoảng ngày 13 hàng tháng.Thông tin lấy từ tháng trước
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Cao. Tất cả những chỉ số chỉ sự lạm phát thì thông thường luôn thay đổi thị trường.
Tác động khác: Core PPI (loại ra lĩnh vực năng lượng và thực phẩm) thể hiện rõ hơn xu hướng của lạm phát

2. Chỉ số giá tiêu dùng(CPI)
Ý nghĩa: Chỉ số (1982-84=100) đo lường sự thay đổi chi phí của rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu – thực phẩm,năng lượng, vận tải, quần áo, y học, giải trí và giáo dục.
Ngày công bố:Vào khoảng ngày 15 hàng tháng.Thông tin lấy từ tháng trước.
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Cao. Tất cả những chỉ số chỉ sự lạm phát thì thông thường luôn thay đổi thị trường.
Tác động khác: Core CPI (loại ra lĩnh vực năng lượng và thực phẩm) thể hiện rõ hơn xu hướng của lạm phát.

3. Đầu tư xây dựng(Construction Spending)
Ý nghĩa: Đo lường giá trị của công trình xây dựng tư nhân và công cộng.
Ngày công bố:Ngày làm việc đầu tiên của tháng. Thông tin từ 2 tháng trước.
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Rất ít. Hiếm khi thay đổi thị trường. Công trình xây dựng công cộng dự đoán chi phí của chính phủ – một phần trong GDP. Công trình xây dựng tư nhân dự đoán phần đầu tư trong GDP.

4. Chỉ số ISM sản xuất(ISM Index)
Ý nghĩa: Chỉ số sản xuất nội địa dựa trên sự khảo sát của ban quản lý việc mua bán của hơn 300 công ty công nghiệp. Dấu hiệu phát triển khi PMI lớn hơn 50 và co lại khi PMI nhỏ hơn 50.
Ngày công bố:Ngày làm việc đầu tiên của tháng. Thông tin lấy từ tháng trước
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Cao. Hầu như luôn luôn thay đổi thị trường. Được đánh giá là chỉ số tiêu biểu thể hiện tình trạng khu vực nhà máy xí nghiệp.
Tác động khác: Chỉ số ISM tính 9 chỉ số phụ – đặt hàng mới, sản xuất, cung cấp hàng hóa, hàng hóa tồn kho, giá cả, đơn đặt hàng nhập khẩu mới, nhập khẩu, đơn hàng chưa thực hiện được.

5. Chỉ số ISM phi sản xuất (ISM Non Mfg Index)
Ý nghĩa: Chỉ số ISM phi sản xuất nội địa dựa trên sự khảo sát của ban quản lý việc mua bán của hơn 370 công ty công nghiệp bao gồm tài chính, bảo hiểm, và bất động sản, truyền thông, ngành phục vụ công cộng.
Ngày công bố:Ngày làm việc thứ 3 của tháng. Thông tin lấy từ tháng trước
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Vừa. Đôi khi làm thay đổi thị trường

6. Cuộc họp của Fed(FOMC Meeting)
Ý nghĩa: FOMC- hội đồng thiết lập chính sách tiền tệ của chính phủ.
Ngày công bố: 8 lần trong 1 năm. Cáo thị được ra vào khoảng 2:15 pm.
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Cao. Các công bố của Fed thường tác động đến thị trường

7. Giá trị đơn đặt hàng(Factory Orders)
Ý nghĩa: Báo cáo sơ bộ về việc gửi hàng, khối lượng hàng hóa tồn kho và đơn đặt hàng của nhà sản xuất.
Ngày công bố:Tuần đầu tiên trong tháng. Số liệu 2 tháng trước.
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Ít. Hầu như không thay đổi thị trường.
Tác động khác: Khối lượng hàng hóa tồn kho trong bản báo cáo này – kết hợp với khối lượng hàng hóa tồn kho bán buôn và bán sỉ để tính tổng tồn kho kinh doanh

8. Năng suất và chi phí (Productivity & Cost)
Ý nghĩa: Đo lường sự thay đổi khả năng sản xuất (sản phẩm/giờ) và chi phí nhân công (chi phí nhân công trên mỗi đơn vị sản phẩm)
Ngày công bố:Trong 2 tuần đầu của tháng 2,5,8,11.Số liệu từ quý trước.
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Vừa. Đôi khi làm thay đổi thị trường

9. Báo cáo tình hình việc làm(Employment Report)
Ý nghĩa: Đo lường tỷ lệ thất nghiệp, số người có việc làm mới trong tháng.
Thu nhập bq/giờ và số giờ làm việc bq trong tuần
Ngày công bố:Thứ 6 tuần đầu tiên trong tháng.
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Rất cao, Luôn làm thay đổi thị trường. Là tiêu chuẩn đánh giá sự lành mạnh của nền kinh tế
Tác động khác: Những tỷ lệ trong bản báo cáo giúp ích cho việc dự đoán hàng loạt các chỉ số kinh tế.

10. Chỉ số chi phí nhân công (Employment cost Index)
Ý nghĩa: Chỉ số (1989=100) đo lường sự thay đổi chi phí nhân công, dựa trên sự thay đổi giữa lương tuần và lương tháng; giữa chi phí nhân công và phúc lợi người lao động
Ngày công bố:Ngày làm việc cuối cùng của tháng 1,4,7,10. Thông tin được lấy từ quí trước
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Cao. Luôn làm thay đổi thị trường. Được đánh giá là một trong những chỉ số chính chỉ sự lạm phát.

11. Doanh số bán buôn (Wholesales Trade)
Ý nghĩa: Đo lường doanh số bán và khối lượng hàng hóa tồn kho bán buôn.
Ngày công bố:Vào khoảng ngày 8 hàng tháng.
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Ít. Đôi khi làm thay đổi thị trường. Giúp cho việc dự đoán về tồn kho kinh doanh và khối lượng hàng hóa trong GDP.

12. Thanh toán quốc tế (International Trade)
Ý nghĩa: Đo lường sự chênh lệch giữa sự xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ nội địa và sự nhập khẩu hàng hoá & dịch vụ nuớc ngoài.
Ngày công bố:Ngày 19 hàng tháng. Thông tin lấy từ 2 tháng trước.
Mức độ ảnh hưởng thị trường:Ít. Hầu như không thay đổi thị trường, nhưng cũng cung cấp đầu mối về nhập khẩu ròng trong GDP.

13. Lượng nhà xây mới(New Residential Construction)
Ý nghĩa: Chỉ số (từ 0 đến 100) dựa trên sự khảo sát của hơn 300 chủ thầu xây dựng ước tính nhu cầu nhà ở.
Ngày công bố:Ngày 17 hàng tháng. Thông tin lấy từ tháng hiện tại.
Mức độ ảnh hưởng thị trường:Ít. Đôi khi làm thay đổi thị trường. Dấu hiệu cho những chỉ số về nhà cửa. Được sử dụng trong dự đoán buôn bán nhà.

14. Báo cáo ngân sách(Treasury Statement)
Ý nghĩa: Số lượng giữa tiền thu vào và chi tiêu của chính phủ.
Ngày công bố:Vào khoảng ngày 25 hàng tháng.Thông tin lấy từ tháng trước.
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Ít. Hiếm khi thay đổi thị trường. Những con số hàng tháng này thường quan trọng khi có dấu hiệu thặng dư hay thiếu hụt của chính phủ cho năm tài chính.

15. Tồn kho kinh doanh(Business Inventories)
Ý nghĩa: Tổng khối lượng hàng hóa trong 3 giai đoạn sản xuất: sản xuất, bán buôn và bán lẻ.
Ngày công bố:Vào khoảng ngày 13 hàng tháng. Thông tin lấy từ 2 tháng trước
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Ít. Hiếm khi thay đổi thị trường. Đa số thành phần của bảng báo cáo này đề được biết trước khi bản báo cáo được đưa ra.
Tác động khác: Chỉ có khối lượng hàng hóa tồn kho bán lẻ là chỉ số không được biết trước khi bản báo cáo phát hành.

16. Doanh số bán lẻ(Retail Sales)
Ý nghĩa: Đo lường doanh số bán lẻ chính thức. (không bao gồm chi tiêu trong dịch vụ)
Ngày công bố:Vào khoảng ngày 12 hàng tháng.Thông tin lấy từ tháng trước
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Cao. Gần như luôn luôn thay đổi thị trường. Là tín hiệu cho chỉ số chi tiêu cá nhân.

17. Giá cả xuất nhập khẩu(Import & Export Prices)
Ý nghĩa: Chỉ số giá nhập khẩu đo lường giá cả người tiêu dùng Mỹ trả cho nhập khẩu. Chỉ số giá xuất khẩu đo lường giá cả nhà sản xuất Mỹ tính giá xuất khẩu
Ngày công bố:Vào khoảng ngày12 hàng tháng. Thông tin lấy từ tháng trước
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Ít. Hiếm khi thay đổi thị trường

18. Số người đăng ký thất nghiệp lần đầu (Initial jobless Claims)
Ý nghĩa: Đo lường số lượng người lần đầu tiên đăng ký thất nghiệp để lấy bảo hiểm thất nghiệp.
Ngày công bố:Thứ 5 hàng tuần.
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Ít. Đôi khi làm thay đổi thị trường. Được xem là tiêu chuẩn đánh giá tốt tình trạng của thị trường nhân công
Tác động khác: Chỉ số bình quân 4 tuần được sử dụng để đánh giá chiều hướng căn bản của việc đăng ký.

19. Sản lượng công nghiệp/ Năng lực sản xuất (Industrial Production/ Capacity)
Ý nghĩa: Đo lường sự thay đổi trong sản xuất của những nhà máy, xí nghiệp, mỏ,… trong nước. Bao gồm cả tổng năng lực sản xuất và khối lượng năng lực sản xuất đang được sử dụng.
Ngày công bố:Vào khoảng ngày 15 hàng tháng. Thông tin lấy từ tháng trước
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Cao. Thường xuyên làm thay đổi thị trường. Tiêu chuẩn đánh giá then chốt cho khu vực nhà máy xí nghiệp. Năng lực sản xuất là một trong những dấu hiệu của sự lạm phát.

20. Doanh số bán nhà cũ(Existing Home Sales)
Ý nghĩa: Đo lường doanh số bán nhà cũ. Bao gồm sự phân ra về địa lý cũng như giá cả.
Ngày công bố:Vào khoảng ngày 25 hàng tháng.Thông tin lấy từ tháng trước
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Vừa. Đôi khi làm thay đổi thị trường. Tiêu chuẩn đánh giá việc chi tiêy liên quan đến nhà cửa trong thời gian gần.
Tác động khác: Việc bán nhà cũ chiếm khoảng 84% doanh số bán nhà.

21. Doanh số bán nhà mới(New Home Sales)
Ý nghĩa: Bản báo cáo thể hiện doanh số bán nhà mới
Ngày công bố:Ngày làm việc cuối cùng của tháng. Số liệu lấy từ tháng trước.
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Ít. Ít khi làm thay đổi thị trường
Tác động khác: Việc bán nhà mới thể hiện sự phản ứng chậm trong việc thay đổi lãi suất cho vay cầm cố.

22. Chỉ số niềm tin tiêu dùng (Consumer Confidence)
Ý nghĩa: Khảo sát hàng tháng hơn 5000 hộ gia đình để xác định niềm tin tiêu dùng
Ngày công bố:Ngày thứ 3 cuối cùng của tháng. Số liệu lấy từ tháng hiện tại.
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Vừa. Đôi khi làm thay đổi thị trường
Tác động khác: Chỉ thật sự quan trọng khi chỉ số thay đổi ít nhất 5 điểm .


23. Thu nhập và chi tiêu cá nhân (Personal Income & Outlays)
Ý nghĩa: Đo lường sự thay đổi giữa thu nhập và chi tiêu cá nhân.
Ngày công bố:Ngày làm việc đầu tiên của tháng. Thông tin lấy từ 2 tháng trước
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Vừa. Đôi khi làm thay đổi thị trường
Tác động khác: Báo cáo cũng bao gồm chỉ số tiết kiệm cá nhân

24. Đơn đặt hàng sản xuất hàng hóa lâu bền (Durable Goods Orders)
Ý nghĩa: Đo lường giá trị của đơn đặt hàng sản xuất hàng hóa lâu bền. Hàng hóa lâu bền là hàng hóa được thiết kế để có thể kéo dài trên 3 năm.
Ngày công bố:Vào khoảng ngày 26 hàng tháng. Thông tin lấy từ tháng trước
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Cao. Thường xuyên làm thay đổi thị trường. Dấu hiệu then chốt của khu vực xí nghiệp.
Tác động khác: Báo cáo cũng bao gồm hàng gửi và những đơn hàng hoá không thực hiện.

25. Niềm tin Michigan(Michigan Sentiment)
Ý nghĩa: Giống như chỉ số niềm tin tiêu dùng.
Ngày công bố:Mở đầu: Ngày thứ 6 thứ hai trong tháng. Cuối cùng: Ngày thứ 6 thứ tư trong tháng. Số liệu lấy từ tháng hiện tại.
Mức độ ảnh hưởng thị trường:Vừa. Đôi khi làm thay đổi thị trường

26. Chỉ số Chicago PMI(Chicago PMI)
Ý nghĩa: Chỉ số sản xuất khu vực Chicago
Ngày công bố:Ngày làm việc cuối cùng của tháng. Thông tin lấy từ 2 tháng trước
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Cao. Thường xuyên làm thay đổi thị trường.

27. Điều tra Phil Survey (Philadelphia Fed Survey)
Ý nghĩa: Chỉ số sản xuất khu vực: Pennsylvania, New Jersey and Delaware.
Ngày công bố:Ngày 18 hàng tháng. Số liệu lấy từ tháng hiện tại.
Mức độ ảnh hưởng thị trường: Vừa. Đôi khi làm thay đổi thị trường. Kết hợp với chỉ số Chicago PMI, là tiêu chuẩn đánh giá tốt cho chỉ số PMI nội địa.

File tóm tắt : http://www.mediafire.com/?n694og9n3zw91gb
Continue...