Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Bài học cơ bản dành cho trader - Chương 2 : Kỹ thuật quản lý tiền

Posted by Jerry Bui on 06:17 0 nhận xét

Đọc đến đây mà vẫn chưa thấy tôi giới thiệu 1 tí kiến thức gì về kỹ thuật phân tích thị trường, điều này có lẽ sẽ khiến nhiều người sốt ruột. Tuy nhiên các bạn hãy gượm tí đã, vẫn còn những kiến thức quan trọng hơn các kỹ thuật phân tích mà các bạn cần phải nắm vững.

Và chương 2 này tôi sẽ trình bày những kiến thức thuộc vào loại quan trọng sống còn đối với 1 trader, và đó là kỹ thuật quản lý tiền (money management). Nếu bạn chưa học quản lý tiền thì cho dù bạn học thật nhiều những kỹ thuật phân tích thị trường thì cũng chỉ là vô giá trị. Tôi có thể khẳng định với bạn là nếu 1 trader không có được 1 phương pháp quản lý tiền đúng đắn thì chắc chắn người đó sẽ thất bại.

Và bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về kỹ thuật thuộc loại bắt buộc phải nắm vững đối với 1 trader này.

I.Leverage – con dao 2 lưỡi.

Leverage đơn giản chính là 1 cái đòn bẩy tài chính, vd: nếu bạn có 10 triệu và bạn vay thêm 30 triệu nữa để đầu tư chứng khoán, điều này có nghĩa là đã sử dụng đòn bẩy, và tỷ lệ đòn bẩy của bạn là 1:4, nghĩa là bạn chỉ có 10 triệu nhưng thực tế bạn đã giao dịch lượng chứng khoán lên đến 40 triệu (10 triệu của bạn + 30 triệu đi vay).

Đối với những người chỉ chơi chứng khoán Việt Nam thì nhiều người khá ngỡ ngàng, tuy nhiên với những người giao dịch vàng, ngoại tệ thì sẽ không xa lại gì với khái niệm leverage. Tuy nhiên các nghiệp vụ cầm cố chứng khoán, Repo cổ phiếu đều là những nghiệp vụ tạo leverage, vì nhờ những nghiệp vụ này mà người mua cổ phiếu có thể sở hữu được số lượng cổ phiếu lớn hơn khi họ chỉ sử dụng vốn tự có.

Đối với nhiều người thì họ rất hứng thú với leverage, vì nhờ leverage thì họ có thể giao dịch 1 lượng chứng khoán có nhiều hơn so với nếu chỉ dùng vốn tự có, và họ hy vọng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
Tuy nhiên với tôi thì leverage là 1 trong những phát minh nguy hiểm nhất của thị trường tài chính. Cơ hội kiếm nhiều hơn bằng leverage sẽ dẫn đến rủi ro bạn thua nhiều tiền hơn do leverage, mọi thứ đều có 2 mặt tốt và xấu, leverage có thể giúp tăng lợi nhuận nhưng cũng sẽ đốt cháy tài khoản của bạn trong chớp mắt. Leverage chính là nguyên nhân lớn nhất khiến cho tài khoản của trader bị cháy.

Leverage là con dao 2 lưỡi, và nếu người sử dụng con dao này thiếu kiến thức, thiếu cẩn thận thì chắc chắn trước sau gì cũng sẽ tự cắt vào tay chính mình.

Chúng ta hãy thử xem xét 2 tình huống sau:

1.Nhà đầu tư A có số vốn 100 triệu, và đem đi mua vàng với mức giá 900USD/oz.

2.Nhà đầu tư B khác cũng có số vốn 100 triệu, và dùng đòn bẫy là 1:10 để mua vàng giá 900USD/oz, điều này có nghĩa là nhà đầu tư B này đã mua 1 lượng vàng có giá trị lên đến 1 tỷ (vốn 100 triệu sử dụng đòn bẫy 1:10 thì có thể mua đến 1 tỷ).

Trường hợp 1: giá vàng tăng 10% lên 990USD/oz, nhà đầu tư A sẽ kiếm được 10% lợi nhuận tương ứng với 10 triệu. Còn nhà đầu tư B sẽ thu được 10% lợi nhuận của 1 tỷ (nhờ dùng đòn bẫy) tương ứng với 100 triệu. Bạn thấy có hấp dẫn không ??? nhờ đòn bẫy mà nhà đầu tư B kiếm được 100 triệu lợi nhuận trong khi nhà đầu tư A chỉ kiếm được 10 triệu, tuy nhiên đây chỉ mới là ½ của câu chuyện mà thôi. Chúng ta hãy xem xem ½ còn lại là thế nào nhé.

Trường hợp 2: giá vàng giảm 10% từ 900USD/oz xuống còn 810USD/oz. Khi đó nhà đầu tư A sẽ thua lỗ 10% tương ứng với 10 triệu. Còn với nhà đầu tư B thì sao, nhà đầu tư B sẽ thua lỗ 10% của 1 tỷ (do dùng đòn bẫy), tưng ứng với đã thua lỗ 100 triệu, có nghĩa là nhà đầu tư B đã thua toàn bộ số vốn của mình (vốn 100 triệu, thua lỗ 100 triệu).

Bạn nên nhớ là không 1 ai có thể thắng mãi, vì vậy việc thắng thua của 1 trader thực ra là 1 trò chơi xác xuất. Mỗi giao dịch đều có 1 xác xuất thắng và thua, vì vậy 1 giao dịch thành công luôn luôn đi kèm 1 tí may mắn, và cái may mắn ở đây là xác xuất thua đã không xảy ra.

Vì kết quả của mỗi giao dịch đều có phụ thuộc ít nhiều vào may mắn, nên sẽ đến 1 lúc nào đó mà người trader gặp vận xui xẻo thì nếu người trader này sử dụng leverage quá mức, khi đó kết quả tất yếu là sẽ cháy tài khoản.

Nếu 1 trader sử dụng leverage quá mức thì chắc chắn người đó sẽ cháy tài khoản, đây chỉ là vấn đề của thời gian mà thôi.

Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì trader không nên dùng quá mức leverage sau:

- Đối với trader trong thị trường vàng, FX thì không nên dùng leverage quá 1:10

- Đối với trader trong thị trường chứng khoán thì không nên dùng leverage quá 1:2

Lưu ý: leverage trong bài viết là leverage mà trader thực sự sử dụng (tạm gọi là real leverage)

VD: Bạn có 10.000 USD trong tài khoản FX với leverage 1:100, điều này có nghĩa nếu bạn đánh full tài khoản thì sẽ trade được đến 1.000.000 USD.

Tuy nhiên nếu bạn chỉ đánh 1 lệnh duy nhất long USDJPY với volume 0.2 lot, có nghĩa là bạn đã long 20.000USD, như vậy thì real leverage của bạn là 10.000:20.000 = 1:2. Mặc dù tài khoản có max leverage là 1:100, nhưng thực tế bạn chỉ sử dụng real leverage là 1:2.

 II. Xác xuất trong trò chơi trading

Bạn có còn nhớ tôi từng nói là để đạt được xác xuất thắng 50% là 1 việc không phải ai cũng làm được trong mục II của chương I ??? Ngay sau đây tôi sẽ có câu trả lời cho nghi ngờ của bạn.

Nhiều người sẽ nói với bạn rằng khi trade thì xác xuất thắng ngẫu nhiên là 50%, và nếu người nào đó trade mà xác xuất thắng dưới 50% thì người đó trade quá tệ !!!
Có lẽ nhiều người cũng từng thắc mắc rằng tại sao xác xuất thắng ngẫu nhiên là 50% mà tại sao mình trade cứ thua hoài, thậm chí trade 10 lần thua hết 9.

Câu trả lời của tôi cho vấn đề này là: câu nói “xác xuất thắng ngẫu nhiên là 50%” là 1 điều không chính xác !!! Xác xuất thắng ngẫu nhiên của bạn chỉ có 33,33% thôi, thậm chí còn thấp hơn thế nữa.

Để tôi giải thích cho bạn tại sao nhé. Giả sử bạn trade 1 lệnh mua gold ngẫu nhiên và quyết định sẽ đóng lệnh sau đúng 1h, cho dù thắng thua gì thì cũng đóng lệnh. Vậy xác xuất thắng thua của bạn là bao nhiêu % ??? Câu trả lời là xác xuất thắng của bạn là 33.33%, xác xuất thua sẽ là 33.33% và 33.33% còn lại là … huề vốn.

Vâng, chính là huề vốn, tất cả các lệnh thực sự huề tiền hoặc thắng 1 tí hay thua 1 tí đều xếp vào nhóm huề vốn. Những lệnh ăn 3-5 pip, hay 30-50 cents (gold) thì làm sao có thể gọi là 1 lệnh thắng được, khi mà phí giao dịch cũng đã tốn hết ngần ấy. Bạn ăn được 3-5 pip, broker cũng kiếm được 3-5 pip, trong khi vài pip của bạn mang rất nhiều rủi ro còn vài pip phí của broker hoàn toàn không có rủi ro gì cả. Vì vậy với tôi tất cả những lệnh thắng thua 4-5 pip được xem là hều vốn (thực sự thì khi cộng tất cả mấy lệnh thắng thua chút đỉnh này lại thì cũng gần gần bằng 0).

Đó là chưa kể khi giao dịch trong khung thời gian ngắn thì thời gian sideway thường chiến khoảng gần 50% thời gian giao dịch, và khi đó thì xác xuất huề vốn của bạn sẽ tăng cao hơn 33.33%, và xác xuất thắng thua của bạn sẽ giảm thấp hơn 33.33%. Vì vậy tôi mới nói xác xuất thắng của bạn có thể còn thấp hơn 33.33% nữa.

Như bạn thấy đấy, khi vào lệnh 1 cách ngẫu nhiên và cố định thời gian thoát lệnh thì xác xuất thắng thua ngang nhau tương đương 33.33%. Tuy nhiên điều này vẫn chưa giải thích được tại sao nhiều trader lại đánh thua liên tục, thậm chí 10 lệnh thua 8-9 lệnh. Câu trả lời của tôi chính là “những trader thiếu kinh nghiệm đã biến những lệnh đúng ra là huề vốn trở thành lệnh thua lỗ”.

Khi thị trường đi ngang thì xác xuất thua của trader tăng cao hơn rất nhiều so với bình thường, đặc biệt là thị trường sideway hoặc chopping trong 1 biên độ hơi lớn 1 tí. Lúc này khi thấy thị trường không đi đúng nhận định, thay vì rút lui và huề vốn thì các trader thiếu kinh nghiệm lại bắt đầu hi vọng, họ tiếp tục giữ lệnh với hi vọng giá sẽ không chạm stoploss và tiếp tục đi theo hướng dự đoán, điều đáng buồn là với thị trường đi ngang như vậy thì giá thường chạm stoploss trước khi bắt đầu tiếp tục xu hướng.

Vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề này ??? Câu trả lời chính là kỹ thuật thoát khỏi thị trường, và tôi sẽ bàn kỹ hơn về vấn đề này trong chương viết về exit, stoploss.

III. Ý nghĩa và tầm quan trọng của stoploss

Như bạn đã thấy, thực tế xác xuất chính xác của trader vốn không cao lắm, và ngay cả với những trader dày dạn kinh nghiệm thì việc đạt được xác xuất thắng 60-70% vẫn là 1 việc không phải dễ dàng. Thậm chí ngay cả khi bạn đạt được xác xuất thắng 70% thì bạn cũng sẽ thua nếu không có được 1 phương pháp quản lý tiền hợp lý.

Và để quản lý tiền 1 cách hợp lý thì trước hết bắt buộc người trader phải biết làm 1 việc cực kỳ quan trọng, đó chính là học cách giới hạn thua lỗ. Nếu không thể giới hạn được thua lỗ thì cũng đồng nghĩa với không có quản lý tiền, và không có quản lý tiền thì sẽ đồng nghĩa với thất bại.

Và cách tốt nhất và đơn giản nhất mà 1 trader có thể làm để giới hạn thua lỗ đó là đặt mức stoploss.

Mức stoploss là 1 mức mà tại đó người trader nghĩ rằng dự đoán xu hướng của họ đã sai. Vì đã sai nên họ không muốn mất thêm tiền và họ sẽ chấp nhận dừng lỗ, thoát khỏi thị trường.

Mức stoploss này có thể là 1 mức giá đặt sẵn trên chart với những người giao dịch vàng hay FX, tuy nhiên còn với những người giao dịch chứng khoán thì sao ??? Họ vốn không có công cụ đặt stoploss !!! Câu trả lời của tôi cho bạn là “hãy giữ mức stoploss trong đầu”.

Bạn đã biết stoploss là 1 mức mà tại đó người trader dừng lỗ và thoát khỏi thị trường vì đã giao dịch sai xu hướng. Stoploss không phải là 1 mức đặt sẵn trên chart, khả năng đặt mức stoploss tự động đó chỉ là 1 tiện ích mà các broker cung cấp cho khách hàng mà thôi. Bạn hãy nhớ điều rất quan trọng này “stoploss là 1 mức mà người trader nghĩ rằng họ đã dự đoán sai khi thị trường chạm đến mức này”.

Vì vậy với những người giao dịch chứng khoán Việt Nam, việc không có khả năng đặt mức stoploss tự động cũng không phải quá quan trọng, họ có thể đặt mức stoploss trong đầu và tự mình dừng lỗ khi thị trường chạm đến mức đó.

Một điều quan trọng đó là mức stoploss là 1 mức báo cho trader biết khi đó họ đã sai. Tuy nhiên nếu bạn thấy mình đã sai mặc dù chưa chạm mức stoploss thì bạn cũng cần thoát khỏi thị trường.

Mức stoploss là để giúp trader không thua lỗ nhiều hơn khi sai, nếu bạn thấy mình sai càng sớm thì tất nhiên là càng tốt, vì như vậy bạn sẽ thoát khỏi 1 lệnh sai sớm hơn và sẽ tốn ít tiền hơn cho lệnh sai đó. Nếu bạn thấy rõ ràng là đã sai nhưng vẫn không chịu dừng lỗ thì đó rõ ràng là bạn đang cầu may với hi vọng giá sẽ không chạm stoploss và sau đó sẽ quay đầu. Đáng buồn là may mắn lại thường không xuất hiện khi bạn cần đến nó nhất.

Bạn sẽ thấy nhiều người giao dịch mà không hề đặt stoplost, và họ sẽ bảo với bạn rằng họ toàn gặp thua lỗ khi đặt stoploss. Và có thể chính bạn cũng từng nghi ngờ rằng mức stoploss khiến bạn mất tiền khi thấy giá vừa chạm stoploss của bạn xong thì lại quay đầu.

Và không phải chỉ có bạn mới nghĩ như vậy đâu, ngay chính bản thân tôi cũng đã từng nghi ngờ rằng mức stoploss khiến tôi bị mất tiền. Tôi đã mất không ít thời gian và tâm sức để đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này.

Có phải mức stoploss khiến tôi bị thua ??? Cuối cùng tôi cũng tìm được câu trả lời cho mình, câu trả lời đó là “đúng và …. cũng không đúng”


0 Responses so far:

Leave a Reply